Luật Hoàng Phi Giáo dục Cơ cấu lãnh thổ là gì? cơ cấu lãnh thổ là kết quả của?
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 2705 Lượt xem

Cơ cấu lãnh thổ là gì? cơ cấu lãnh thổ là kết quả của?

Cơ cấu lãnh thổ là một bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bên cạnh các bộ phận cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ bao gồm toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.

Trong chương trình môn Địa lý lớp 10, bài số 26, chúng ta được tìm hiểu về Cơ cấu nền kinh tế, một vấn đề được đặt ra là Cơ cấu lãnh thổ là gì? cơ cấu lãnh thổ là kết quả của? Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý độc giả tham khảo:

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế:

– Tổng thể các bộ phận hợp thành.

– Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.

Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

1/ Cơ cấu ngành kinh tế:

Cơ cấu kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực I), công nghiệp – Xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III).

2/ Cơ cấu thành phần kinh tế:

Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

Cơ cấu thành phần kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh.

Cơ cấu thành phần kinh tế gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

3/ Cơ cấu lãnh thổ:

Cơ cấu lãnh thổ gồm toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.

Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Ở mỗi một giai đoạn, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế tương ứng. Nếu sự phát triển kinh tế trong thực tế tiến sát đến cơ cấu hợp lí thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, việc xác định đúng cơ cấu kinh tế của từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Cơ cấu lãnh thổ là gì?

Cơ cấu lãnh thổ là một bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bên cạnh các bộ phận cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ  bao gồm toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. Cơ cấu lãnh thổ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành.

Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của?

Câu hỏi:

Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của?

A. Sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

Đáp án đúng là B.

Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Nền kinh tế quốc dân là một không gian thống nhất, được tổ chức chặt chẽ – là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, những nguyên nhân lịch sử…. đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?

Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi