Luật Hoàng Phi Giáo dục Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài?
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 6078 Lượt xem

Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài?

Thông thường trong đo độ dài chúng ta hay sử dụng các đơn vị quen thuộc như km, m, cm,…Cụ thể có thể xác định đơn vị đo độ dài thành 3 loại: Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét; mét và đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét.

Trong Toán học thì đơn vị đo độ dài, khối lượng và thời gian là các đại lượng cơ bản nhưng hết sức quan trọng mà bất kỳ ai cũng đều cần nắm chắc. Đặc biệt đối với học sinh khi bước vào môi trường tiểu học sẽ phải làm quen với những kiến thức cơ bản nhất, trong đó có đơn vị đo độ dài.

Đơn vị đo độ dài là gì? Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài là những câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.

Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về đại lượng đo này cũng như tìm hiểu bí quyết giúp các em học sinh có thể ghi nhớ các đại lượng và cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn xác nhất.

Đơn vị đo độ dài là gì?

Có thể thấy trong cuộc sống các đơn vị đều rất quan trọng và cần thiết. Đơn vị là một đại lượng dùng để đo đạc và được sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. Đơn vị cũng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm, từ điểm này sang điểm khác cùng nằm trên một đường thẳng. Ví dụ: độ dài của bàn học chính là khoảng cách từ đầu mép bàn học bên này đến mép bàn học còn lại; độ dài của bàn chân chính là khoảng cách từ đầu ngón chân cái và gót bàn chân.

Từ cách hiểu về đơn vị và độ dài đã phân tích ở trên có thể hiểu đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, dựa vào đó để so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau. Cụ thể để giúp bạn đọc hình dung hơn về  đơn vị đo độ dài chúng tôi xin ví dụ như sau: Một chiếc thước kẻ dài 15 cm thì 15 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo độ dài của thước kẻ. Quãng đường từ nhà đến điểm trường học là 1 km, thì 1 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài từ nhà đến trường.

Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài?

Có thể thấy từ xưa đến nay trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều thứ cần được đong đếm, đo lường để biết chính xác độ dài của chúng. Tuy nhiên với mỗi vât cần cân, đo, đong, đếm khác nhau thì đều cần có những đại lượng đo lường phù hợp. Đối với đơn vị đo độ dài thì câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu đơn vị đo độ dài?

Thông thường trong đo độ dài chúng ta hay sử dụng các đơn vị quen thuộc như km, m, cm,…Cụ thể có thể xác định đơn vị đo độ dài thành 3 loại: Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét; mét và đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét.

Các đơn vị lớn hơn mét bao gồm: Ki-lô-mét (Viết tắt km); Héc-tô-mét (hm) và Đề-ca-mét (dam).

Các đơn vị nhỏ hơn mét bao gồm: Đề-xi-mét (Viết tắt dm); là xen-ti-mét (cm) và Mi-li-mét (mm).

Cụ thể nội dung cũng như cách quy đổi đơn vị đo độ dài ra sao mời bạn đọc theo dõi ở phần tiếp theo bài viết.

Bảng đơn vị đo độ dài toán học

Nhằm giúp độc giả hình dung hơn Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài? hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bảng đơn vị đo cũng như quy đổi theo bảng để hiểu hơn về vấn đề.

Đơn vị lớn hơn métMétĐơn vị nhỏ hơn mét
Ki-lô-mét (km)Héc-tô-mét (hm)Đề-ca-mét (dam)Mét (m)Đề-xi-mét (dm)xen-ti-mét (cm)Mi-li-mét (mm)
1 km = 10 hm

1km = 1000 m

1 hm = 10 dam

1 hm = 100 m

1 dam = 10m1 m = 10 dm 1m = 100 cm 1 m = 1000 mm1 dm = 10 cm

1 dm = 100 mm

1 cm = 10 mm1 mm

Cách đổi đơn vị đo độ dài

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì bạn đọc cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi, khi đã nắm được bản chất thì các việc đổi đơn vị đo độ dài dễ hơn rất nhiều. Khi muốn đổi đơn vị đo độ dài thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10, Ví dụ đổi 1 km ra hm như sau: 1 km = 10 hm; hoặc đổi hm ra dam như sau: 10 hm= 100 dam.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến đơn vị đo độ dài cũng như giải đáp câu hỏi Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài? được chúng tôi đưa ra tổng hợp và chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích phần nào cho các em học sinh trong quá trình học tập của mình.

Đánh giá bài viết:
3.2/5 - (22 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi

Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi