Chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.
Trong những chương trình thời sự cũng như một số các trang báo thường đưa tin, cụm từ Chương trình mục tiêu quốc gia không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề Chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trường đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia:
– Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:
+ Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.
+ Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo dề xuất chủ trường đầu từ, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
+ Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trường đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
– Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.
– Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
– Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ trình.
– Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: Mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
Nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025
Bên cạnh việc giải thích chương trình mục tiêu quốc gia là gì? chúng tôi chia sẻ thêm về nội dung chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
– Mục tiêu tổng quát Chương trình: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vũng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
– Nguyên tắc, giải pháp triển khai, thực hiện chương trình: Đầu tư có trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ nghèo là gia đình có công với cách mạng; quy định định mức phân bố cụ thể ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của nhân sách địa phương, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước, mục tiêu kế hoạch hằng năm; quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, việc thực hiện một số hoạt động của Chương trình bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm, điều kiện huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
– Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về giảm nghèo bền vững. Xây dựng tiêu chí khuyến khích cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng về thoát nghèo, giảm nghèo bền vững; bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; khơi dậy, phát huy tinh thần nỗ lực, tự lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng.
– Nghị quyết nghị giao Thủ tướng Chính phủ triển khai, thực hiện các nhiệm vụ sau: Quyết định đầu tư Chương trình theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công; chỉ đạo tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội để xây dựng, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình; quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bố vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình; chỉ đạo công tác tổ chức, giám sát, đánh giá Chương trình và công tác điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương.
– Đồng thời giao Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở Trung ương cho cả 3 Chương trình do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gian đoạn 2021 – 2025; Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 và các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
– Nghị quyết quyết định giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng kế hoạch, cân dối bố trí ngân sách địa phương, phối hợp, lồng ghép với ngân sách trung ương và huy động tối đa các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình trên địa bàn, bảo đảm không chông chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên cùng địa bàn.
+ Khuyến khích địa phương có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
+ Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại Kỳ họp cuối năm và báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình.
Như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia là gì? đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp tới quý bạn đọc nội dung chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?
Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?
Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...
Xem thêm