Trang chủ Chưa được phân loại Chứng chỉ tiền gửi là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 2174 Lượt xem

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi của các đối tượng này được ghi nhận trong Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức, chi nhánh đó.

Chứng chỉ tiền gửi được biết đến như một kênh đầu tư lợi nhuận và ngày càng được nhiều người lựa chọn vì lãi suất cao. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người vẫn chưa biết chứng chỉ tiền gửi là gì? Quy định của pháp luật về chứng chỉ tiền gửi và mục đích của việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ra sao? Cùng chúng tôi giải đáp những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (hay còn gọi là giấy tờ có giá) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác căn cứ thông tư số 01/2021/TT-NHNN (sẽ có hiệu lực từ ngày 17/05/2021) quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh chia sẻ chứng chỉ tiền gửi là gì? chúng tôi còn đem đến một số thông tin có liên quan đến chứng chỉ tiền gửi trong các phần tiếp theo của bài viết, mời Quý vị theo dõi.

Đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi của các đối tượng này được ghi nhận trong Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức, chi nhánh đó. Cụ thể, đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi bao gồm  các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau:  (i) Ngân hàng thương mại; (ii) Ngân hàng hợp tác xã; (iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (iv) Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

Hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định của phát luật.

Như vậy, chứng chỉ tiền gửi hay còn được gọi là giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo hình thức chứng chỉ. Vì phát hành theo hình thức chứng chỉ nên khi phát hành chứng chỉ tiền gửi thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao

Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Luật các tổ chức tín đụng và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.

Theo đó, khi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ bảo đảm an toàn sau thì được phát hành chứng chỉ tiền gửi:

Thứ nhất: Tỷ lệ khả năng chi trả;

Thứ hai: Tỷ lệ an toàn vốn thiểu tối 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ;

Thứ ba: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn hoặc dài hạn;

Thứ tư: Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

Thứ năm: Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bào đảm.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài.

Nội dung chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện. Do đó, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:

– Tên tổ chức phát hành chứng chỉ tiền gửi;

– Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;

– Ký hiệu, số seri phát hành;

– Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

– Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

– Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

– Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);

–  Đối với chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

–  Các nội dung khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định.

Mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi

Như đã đề cập ở trên, chứng chỉ tiền gửi được biết đến như một kênh đầu tư lợi nhuận có thời hạn dài ngắn khác nhau. Điều này giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi phương thức đầu tưDo đó, có thể thấy mục đích của việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trước tiên là xuất phát từ nhu cầu nguồn vốn dài hạn của các ngân hàng. Để có được nguốn vốn dài hạn, các ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao để khuyến khích các nhà đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi thay vì sổ tiết kiệm như trước đây.

Ngoài ra, vấn đề thuế thu nhập cá nhân và thủ tục cũng là nguyên nhân khiến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi.  Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đối với việc phát hành chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng sẽ tự chủ động trong các đợt phát hành loại chứng chỉ này và người đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi cũng không phải nộp thuế. Trong khi đó, để phát hành trái phiếu, các ngân hàng buộc phải lập hồ sơ phát hành và cần có sự chấp thuận của cả Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đặc biệt nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Chứng chỉ tiền gửi là hình thức gửi tiền an toàn, lãi suất cao, dễ dàng chuyển nhượng nên giúp khách hàng an tâm và đáp ứng nguồn vốn linh hoạt cho các kế hoạch trong tương lai. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc về việc mua chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thay vì sử dụng sổ tiết kiệm như trước đây.

Mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngân hàng

Quý độc giả tham khảo mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi tại một số ngân hàng tại Việt Nam như sau:

TTNgân hàngLãi suất chứng chỉ tiền gửi
1Viet Capital Bank10,2%
2SCB8,9%
3ABBank8,73%
4VIB8,7%
5SHB8%
6BIDV7,6%
7Techcombank6,6%
8ACB6%

Mọi thông tin cần làm rõ liên quan đến bài viết chứng chỉ tiền gửi là gì? Quý độc giả vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời, trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ?

Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy, kính trọng, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá...

Ngoại thương là gì? Tầm quan trọng ngoại thương trong nền kinh tế?

Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang bằng giá, ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế....

Nhân văn là gì?

Giá trị nhân văn được hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người thể hiện qua những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình cảm,…...

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hành vi đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, gây ra các tác động xấu. Đối tượng mà môi trường ô nhiễm gây tác động xấu không chỉ là chất lượng nước biển như quan niệm thông thường về biển mà còn là các tài nguyên sinh vật biển cũng như sức khỏe con...

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập

Tự lập là người biết tự xây dựng lấy cuộc sống cho chính mình mà không nhờ vả, ỷ lại vào người khác. Không có sự giúp đỡ hay phụ thuộc từ yếu tố bên ngoài, cá nhân nào khác, người có tính tự lập sẽ do chính bản thân mình...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi