Chứng chỉ chức danh giáo viên là gì?
Chúng tôi sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu những thông tin trên thông qua bài viết “Chứng chỉ chức danh giáo viên là gì?” dưới đây
Chứng chỉ chức danh giáo viên đang trở thành vấn đề được rất nhiều giáo viên quan tâm. Chứng chỉ chức danh giáo viên là gì? Phân loại chức danh giáo viên như thế nào và giáo viên có thể học chứng chỉ chức danh giáo viên ở đâu.
Chúng tôi sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu những thông tin trên thông qua bài viết “Chứng chỉ chức danh giáo viên là gì?” dưới đây
Chứng chỉ chức danh giáo viên là gì?
Chứng chỉ chức danh giáo viên được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức năm 2010: Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được coi là chứng từ để chứng minh viên chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp. Mỗi giáo viên khi tham gia khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ chức danh giáo viên theo đúng quy định.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là căn cứ để tuyển dụng viên chức
Trong đó, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2020 như:
– Tên của chức danh nghề nghiệp;
– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức có thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần và tối đa là 08 tuần.
Phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Thứ nhất: Về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập. Theo quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT- BGDĐT- BNV gồm có:
+ Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.07
+ Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số: V.07.03.08
+ Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số: V.07.03.09
Thứ hai: Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ sở công lập áp dụng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ sở công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số: V.07.04.10
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số: V.07.04.11
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số: V.07.04.12
Thứ ba: Về chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập – Theo quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV– gồm có:
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số: V.07.05.13
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số: V.07.05.14
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15
Thứ tư: Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên như sau:
+ Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
+ Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
Giáo viên học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?
Theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 28/02/2019, có 49 cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Cụ thể:
STT | Trường | Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp |
1 | Cao đẳng Sư phạm Trung ương | Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV |
2 | Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang | |
3 | Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh | |
4 | Học viện Quản lý giáo dục | – Giảng viên cao cấp hạng I; – Giảng viên chính hạng II; – Giảng viên hạng III. |
5 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | – Giảng viên cao cấp hạng I; – Giảng viên chính hạng II; – Giảng viên hạng III. – Giáo viên dự bị đại học hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV. – Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV. |
6 | Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng | – Giảng viên cao cấp hạng I; – Giảng viên chính hạng II; – Giảng viên hạng III. – Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III – Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV – Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV. |
7 | Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội | |
8 | Trường Đại học Vinh | |
9 | Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế | |
10 | Trường Đại học Cần Thơ | |
11 | Trường Đại học Tây Nguyên | |
12 | Trường Đại học Hồng Đức | |
13 | Trường Đại học Hải Phòng | |
14 | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh | – Giảng viên chính hạng II; – Giảng viên hạng III. – Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV. – Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV. |
15 | Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên | |
16 | Trường Đại học Đồng Tháp | |
17 | Trường Đại học Quy Nhơn | |
18 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | |
19 | Trường Đại học Tây Bắc | |
20 | Trường Đại học Trà Vinh | |
21 | Trường Đại học Sài Gòn | |
22 | Trường Đại học Đồng Nai | – Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV. – Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV. |
23 | Trường Đại học Phú Yên | |
24 | Trường Đại học An Giang | |
25 | Trường Đại học Quảng Nam | |
26 | Trường Đại học Phạm Văn Đồng | |
27 | Trường Đại học Hà Tĩnh | |
28 | Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu | – Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III. – Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV. – Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV. |
29 | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | |
30 | Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai | |
31 | Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn | |
32 | Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An | |
33 | Trường Đại học Hạ Long | |
34 | Trường Đại học Quảng Bình | |
35 | Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk | |
36 | Trường Đại học Tân Trào | |
37 | Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên | |
38 | Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng | |
39 | Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc | |
40 | Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình | |
41 | Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang | |
42 | Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên | |
43 | Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai | |
44 | Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế | |
45 | Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang | |
46 | Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận | |
47 | Trường Đại học Hùng Vương | |
48 | Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội | – Giảng viên cao cấp hạng I. – Giảng viên chính hạng II. – Giảng viên hạng III. |
49 | Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải | – Giảng viên chính hạng II. – Giảng viên hạng III. |
Trên đây là những thông tin tư vấn của chúng tôi về chứng chỉ chức danh giáo viên là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như giải quyết vấn đề.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận, trong một bài văn có thể có một luận điểm chính thức và các luận điểm...
Mục đích của Duy Tân Hội là gì?
Năm 1858 khi Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam đến những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, mặc dù với chính sách đầu hàng và thỏa hiệp từng bước của triều đình Nguyễn nhưng nhân dân Việt Nam vẫn kiên quyết đứng lên kháng...
Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học lớp 7
Trong tác phẩm “Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật Mon. Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm một vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống – tình yêu thương loài...
Loại nào được coi là giáp xác lớn nhất?
Giáp xác có số lượng loài lớn, một số loài thường gặp như: mọt ẩm, con sun, cua đồng, rận nước... Loại nào được coi là giáp xác lớn...
Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo?
Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo Hồi giáo, đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực này, dân số khu vực này phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước...
Xem thêm