Chức năng nhiệm vụ của cảnh sát khu vực

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 6646 Lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm rõ thông tin về chức năng nhiệm vụ của cảnh sát khu vực. Mời Quý vị theo dõi:

Cảnh sát khu vực là gì?

Trước khi đi vào trực tiếp nội dung về chức năng nhiệm vụ của cảnh sát khu vực chúng tôi làm rõ khái niệm cảnh sát khu vực, giúp Quý vị phân biệt lực lượng này với các lực lượng khác của ngành công an.

Cảnh sát khu vực là lực alượng thuộc cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội, tên gọi của cảnh sát khu vực thay đổi qua các thời kì: hộ tịch viên (1956 – 64), CSKV (1964 – 81), công an đường phố (1981 – 92).

Ngày 21.8.1992, bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 141- QĐ/BNV quy định nhiệm vụ, tổ chức của công an phường, đổi tên gọi công an đường phố thành cảnh sát khu vực.

Chức năng, nhiệm vụ của cảnh sát khu vực

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức lề lối làm việc của CSKV được quy định rõ trong Điều lệnh công tác của CSKV ban hành theo Quyết định số 10/QĐ ngày 1.8.1974 của bộ trưởng Bộ Công an; Điều lệnh công tác của công an đường phố ban hành theo Quyết định số 04/QĐ – BNV ngày 18.1.1987 của bộ trưởng Bộ Nội vụ và Điều lệnh cảnh sát khu vực ban hành theo Quyết định số 118 – QĐ/BNV(C13) ngày 29.6.1994 của bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Ngày 10/2/2015, Bộ Công an ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BCA quy định Điều lệnh Cảnh sát khu vực. 

Cảnh sát khu vực có chức năng thực hiện việc quản lí về an ninh, trật tự và trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự ở khu vực do mình phụ trách. 

Cảnh sát làm nhiệm vụ quản lí khu vực dân cư tại cơ sở thuộc các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các địa bàn phức tạp khác về trật tự xã hội.

CSKV có nhiệm vụ, quyền hạn: nắm tình hình liên quan đến an ninh, trật tự; quản lí hộ khẩu, nhân khẩu; quản lí, giáo dục đối tượng trong địa bàn; tổ chức vận động nhân dân thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giải quyết các vụ, việc đơn giản về an ninh, trật tự trong khu vực phụ trách; phòng, chống tệ nạn xã hội. 

Cảnh sát khu vực có được kiểm tra hành chính tại nhà dân?

Điều 25 Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2021 của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú có quy định về Kiểm tra cư trú như sau:

“ 1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.

2. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

4. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới.

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020.

Như vậy, việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Do đó, công an có quyền kiểm tra bất cứ lúc nào. Trên thực tế, trước 23 giờ việc kiểm tra hành chính diễn ra thường xuyên nhưng sau 23 giờ sẽ kiểm tra theo kế hoạch của phường. Khi kiểm tra, cảnh sát khu vực không thể đi một mình mà phải đi cùng tổ trưởng dân phố hay ban điều hành khu phố. Đây là những người có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với người dân. Sau khi tiến hành kiểm tra (sau 23 giờ), dù có hay không phát hiện được tội phạm, người đang bị truy nã… thì cũng phải lập biên bản ghi rõ ngày giờ kiểm tra, nội dung kiểm tra và kết quả thu nhận được.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý độc giả đã có thêm cho mình những thông tin thực sự hữu ích về chức năng nhiệm vụ của cảnh sát khu vực. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi về nội dung bài viết.

5/5 - (2 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 04/03/2024

Mbti là gì?

Cập nhật: 04/03/2024

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 04/03/2024