Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 7871 Lượt xem

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên được hiểu là tên gọi để thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của các giáo viên.

Giáo viên là một trong số chức danh nghề nghiệp cao quý nhất trong xã hội. Mỗi chức danh nghề nghiệp giáo viên nhất định sẽ được quy định bởi một tiêu chuẩn, mã số, thứ hạng và quyền lợi riêng. Hãy cùng Chúng tôi đi sâu hơn về chức danh nghề nghiệp và đặc biệt có thể hiểu được chi tiết hơn về khái niệm Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

Trước tiên, để có thể hiểu được khái niệm Chức danh nghề nghiệp giáo viên”cần phải hiểu được cụm từ “Chức danh nghề nghiệp” nghĩa là gì? Theo đó “Chức danh nghề nghiệp” là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Như vậy, Chức danh nghề nghiệp giáo viên được hiểu là tên gọi để thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của các giáo viên.

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Đối với mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định tại Điều 2 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT như sau:

– Giáo viên tiểu học hàng III – Mã số V.07.03.29

– Giáo viên tiểu học hàng II – Mã số V.07.03.28

– Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số V.07.03.27

Đối với mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được quy định tại Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT như sau:

– Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32.

– Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31.

– Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30.

Đối với mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT như sau:

– Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13.

Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên

Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên dựa trên các nguyên tắc sau đây:

– Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáp viên đối với giáo viên tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận, đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Khi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông sang Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

– Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng.

Cách xếp lương đối với từng chức danh nghề nghiệp giáo viên được tính như thế nào?

Đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học

– Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

– Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

– Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78

Đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở

– Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

– Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

– Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

Đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông

– Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?” và một số vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi