Luật Hoàng Phi Tài liệu Là gì? Chủ tịch xã là công chức hay viên chức?

Chủ tịch xã là công chức hay viên chức?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Một trong những vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm đó là Chủ tịch xã là công chức hay viên chức? Để trả lời được câu hỏi này hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đặc điểm của một công chức bao gồm:

– Tính chất công việc của công chức: Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thời gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thời gian.

– Con đường hình thành công chức: Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và bổ nhiệm.  

– Nơi làm việc: Nơi làm việc của Công chức rất đa dạng. Nếu như cán bộ là những người hoạt động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh thì Công chức còn làm việc ở cả Cơ quan, Đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Chế độ lao động: Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm của viên chức:

– Viên chức phải là công dân Việt Nam;

– Chế độ tuyển dụng của viên chức là được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Mà việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập;

– Thời gian làm việc của viên chức được tính kể từ khi được tuyển dụng. Hợp đồng làm việc có hiệu lực cho đến khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;

– Viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

– Địa điểm làm việc của viên chức là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước.

Để trả lời được câu hỏi Chủ tịch xã là công chức hay viên chức? thì trước tiên cần phải nắm được khái niệm công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch xã là công chức hay viên chức?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Chức vụ, chức danh

1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Chủ tịch xã là công chức hay viên chức? Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch xã không phải là công chức cũng không phải là viên chức mà là cán bộ.

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Chủ tịch xã là công chức hay viên chức? đã được giải đáp ở nội dung trên, nội dung này sẽ so sánh sự khác nhau giữa cán bộ, công chức, viên chức.

Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Khái niệm Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Chế độ làm việc Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc
Chế độ tiền lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Các chế độ bảo hiểm Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

 

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

 

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT
Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

 

Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.
Hình thức xử lý kỷ luật – Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Cách chức.

– Bãi nhiệm.

 

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Hạ bậc lương.

– Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Giáng chức.

– Cách chức.

– Buộc thôi việc.

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Buộc thôi việc.

Đối với viên chức quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Cách chức.

– Buộc thôi việc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tác dụng của đông trùng hạ thảo ai cũng nên biết

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm quý hiếm, có tên khoa là Cordyceps sinensis. Nó phát triển trên một loại sâu thục nổi tiếng tại vùng cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, Bhutan, Nepal và Ấn Độ....

Cô đồng là gì? Ai có thể làm cô đồng? Cô đồng có lấy chồng không?

Cô đồng được xem là một trong những thực thể tâm linh quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam và được tôn thờ trong nhiều nghi lễ, đặc biệt là ở các làng...

Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng

Khối lượng riêng (hay còn gọi là khối lượng riêng của chất) là một đại lượng vật lý mô tả mật độ khối lượng của một chất. Nó được tính bằng cách chia khối lượng của chất cho thể tích của...

Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học

Hiệu suất phản ứng hóa học là tỉ lệ giữa lượng sản phẩm thực tế được tạo ra trong một phản ứng hóa học và lượng sản phẩm tối đa có thể tạo ra trong điều kiện lý tưởng (thường được tính dựa trên số...

Điện trở là gì? Công thức tính điện trở

Điện trở là một loại vật liệu hoặc thành phần được sử dụng để giới hạn hoặc kiểm soát lưu lượng dòng điện qua một mạch điện. Điện trở là một thành phần điện tử cơ bản và có thể được tìm thấy trong hầu hết các mạch điện điện tử và đơn...

Xem thêm