Chủ thể pháp luật là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 8982 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Liên quan đến pháp luật nhiều người còn băn khoăn và đặt câu hỏi Chủ thể pháp luật là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Chủ thể pháp luật là gì?

>>>>> Tham khảo bài viết: Chủ thể là gì?

Chủ thể pháp luật là gì?

Chủ thể pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Do đó, chủ thể pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật. Hay nói cách khác, năng lực pháp luật là điều kiện quan trọng của chủ thể pháp luật.

Theo điều 16 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:

“ 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”

Có nghĩa là, Nhà nước công nhận và trao cho cá nhân quyền cũng như nghĩa vụ dân sự.

Đây là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Ví dụ: Con người ngay từ khi sinh ra đã có quyền được khai sinh, có họ tên.

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm:

“ 1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.”

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Điều 88 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật của pháp nhân như sau:

“ 1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.”

Chủ thể quan hệ pháp luật là gì?

Chủ thể của quan hệ pháp luật là Cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Hiểu một cách khác, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

Sự khác nhau giữa chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tóm lại, chủ thể pháp luật là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật, còn chủ thể của quan hệ pháp luật cần có cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật.

Thứ nhất: Năng lực pháp luật như đã trình bày trên

Thứ hai: Năng lực hành vi dân sự

Điều 19 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về năng lực hành vi của cá nhân: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Mọi cá nhân – công dân từ khi sinh ra được pháp luật công nhận là có năng lực pháp luật, khả năng có quyển và có nghĩa vụ pháp lí. Cá nhân công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân – công dân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, tham gia các quan hệ pháp luật, xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Cá nhân – công dân từ khi sinh ra đến chưa đủ 6 tuổi chỉ có năng lực pháp luật mà chưa có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Tổ chức chỉ khi là pháp nhân mới là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật, các tổ chức khác phụ thuộc vào tư cách pháp lí khác nhau, cũng có thể là chủ thể của các quan hệ pháp luật, nhưng ở phạm vi nhất định.

Như vậy, chủ thể của quan hệ pháp luật cần đáp ứng 2 điều kiện, thứ nhất là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sư.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Chủ thể pháp luật là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

5/5 - (5 bình chọn)