Luật Hoàng Phi Giáo dục Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là?
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 2751 Lượt xem

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là?

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là xâm lược và bành trướng, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách này.

Câu hỏi:

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là?

A. Hữu nghị và hợp tác    

B. Thân thiện và hòa bình

C. Đối đầu và chiến tranh    

D. Xâm lược và bành trướng.

Đáp án đúng D.

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là xâm lược và bành trướng, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách này.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si… Các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển… và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Mặc dù tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa, song Nhật vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến; tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có ưu thế chính trí rất lớn. Những điều đó làm cho chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?

Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi