Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.
Trong nhiều sự kiện đặc biệt, chiếc áo dài tân thời luôn trở thành tiêu điểm chú ý của nhiều người và đã có rất nhiều người luôn dành một tình cảm đặc biệt nhất cho chiếc áo dài tân thời hiện nay. Vậy Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Áo dài là gì?
Áo dài là loại trang phục truyền thống của nước Việt Nam, được cách tân từ trang phục “ngũ thân lập lĩnh” trong thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi là áo tân thời.
Áo dài là một loại trang phục mang biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện nét văn hoá cũng như tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của người phụ nữ.
Một bộ áo dài truyền thống của Việt Nam có cấu tạo gồm tay áo, cổ áo, tà áo và quần. Cổ áo thường cao khoảng 3cm, tay áo dài đến cổ tay, thân áo dài được thiết kế ôm dáng có nút bấm một bên. Tà áo gồm 2 tà, tà sẽ được xẻ từ eo cho đến gần cổ chân. Ở ngực và sau lưng sẽ có chiết li. Quần áo dài sẽ có độ dài từ eo cho đến mắt cá chân hoặc có thể dài cho đến gót bàn chân, ống quần rộng.
Với áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ nhưng phân eo không may ôm sát, thân áo thường suông thẳng đứng thể hiện được sự nam tính và sự chính chắn.
Cấu tạo của áo dài như thế nào?
Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, bởi vậy có nhiều nét đặc trưng riêng, thường được mặc trong các dịp trọng đại. Áo dài cỏ cấu tạo như sau:
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc.
– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa tà trước bằng tà sau nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ.
– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, có kiểu tay lỡ hoặc dài đến qua khỏi cổ tay.
– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.
Đặc điểm của áo dài tân thời
Trước khi trả lời cho câu hỏi Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? cần nắm được đặc điểm của áo dài tân thời như sau:
– Áo dài tân thời mang nét cổ điển, truyền thống
+ Chiếc áo dài tân thời không có nhiều đường may cầu kỳ, các họa tiết phức tạp nhưng nét đẹp của mẫu thiết kế này không có bất kỳ “chiếc áo” nào có thể thay thế.
+ Từ xa xưa, chiếc áo tân thời đã được các mẹ, các chị trưng diện trong mọi hoàn cảnh. Nó là “chiếc áo” mang đậm nét đẹp truyền thống quý giá của người Việt Nam được truyền lại từ đời này sang đời khác. Chiếc áo dài này thể hiện cho những giá trị truyền thống, tốt đẹp nhất của người phụ nữ từ xưa tới nay
– Áo dài tân thời được thiết kế khá bắt mắt
+ Cùng với sự phát triển của con người thì những chiếc áo dài tân thời từ xa xưa cũng có những nét “thay đổi’ đẹp hơn, sang trọng hơn.
+ Ngày nay, chiếc áo dài có thể được thiết kế trong nhiều chất liệu vải sang trọng, mềm mại nhất.
+ Bên cạnh chất liệu, chiếc áo dài tân thời còn được cải tiến bằng những chi tiết nhỏ nhưng lại vô cùng ấn tượng. Do đó đây không còn là thời trang của riêng những cô nàng ưa phong cách truyền thống mà ngay cả những phụ nữ hiện đại cũng có tình cảm đặc biệt với mẫu thiết kế này
– Áo dài tân thời phù hợp với mọi lứa tuổi
Trên thị trường hiện nay, áo dài cách tân này đã và đang được bày bán với đủ kích thước. Vì thế, từ người lớn hoặc trẻ nhỏ cũng có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.
Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm màu. Áo tứ thân là loại áo được may từ bốn mảnh vải, hai mành sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng giống như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt vải.
Chiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.
Áo dài truyền thống thường được thiết kế với cổ cao để ôm sát, tạo nên vẻ duyên dáng, thanh cao và sang trọng của phụ nữ.
Tuy nhiên, áo dài cách tân hiện đại đã được cách điệu với nhiều kiểu dáng cổ trụ hơn, có thể thiết kế với nhiều loại cổ khác nhau như cổ thuyền hay cổ tròn. Thiết kế cổ áo dài cách tân giúp tăng tính hiện đại, đặc biệt là đối với áo dài cho phụ nữ, tạo ra một vẻ đẹp dễ thương hơn so với trang phục truyền thống.
Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần thiết.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi
Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...

Ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình?
Việc chặn dòng và trị thủy sông Đà để xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã giúp ngăn lũ hàng năm, giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu vực thủ đô Hà Nội; đồng thời điều tiết nước phục vụ canh tác cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và hạ lưu sông...
Xem thêm