Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Chi Phí Thành Lập Công Ty Gồm Những Chi Phí Gì?
  • Thứ bẩy, 23/03/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 18750 Lượt xem

Chi Phí Thành Lập Công Ty Gồm Những Chi Phí Gì?

Chi phí thành lập công ty là chi phí phải thanh toán trong quá trình thành lập công ty bao gồm (i) phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ii) phí công bố thông tin (iii) phí khắc dấu tròn công ty (iv) phí dịch vụ thành lập công ty trong trường hợp sử dụng dịch vụ

Tư vấn quy trình & thủ tục cho việc thành lập công ty

Chi phí thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm (i) lệ phí nộp cho cơ quan đăng ký (ii) phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ thành lập công ty (ii) các khoản phí phát sinh khác (nếu có).

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ lần lượt tư vấn đến khách hàng các loại chi phí nêu trên để khách hàng tham khảo

Lệ phí thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp mới nhất

– Chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.

Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 VND bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2019/TT-BTC doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí cấp đăng ký kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Hiện nay, 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam đã áp dụng hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử, cụ thể sẽ nộp qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ được miễn phí cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Chi phí công bố thông tin khi thành lập công ty:

Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, chi phí công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia: 100.000 VND

Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Chi phí khắc dấu công ty sau thành lập (sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

Chi phí khắc dâu công ty là khoản phí phải trả cho công ty khắc dấu: 300.000 – 500.000 VND/01 dấu công ty và từ 100.000 – 150.000 VND/01 dấu chức danh.

– Chi phí mua chữ ký số, hóa đơn điện tử doanh nghiệp

Chi phí mua chữ ký số từ 1.000.000 VND – 3.000.000 VND cho gói chữ ký số 3 năm phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và thời gian sử dụng chữ ký số.

Chi phí mua phần mềm hóa đơn điện tử: 1.000.000 – 2.000.000 VND (500 số hóa đơn -1000 số hóa đơn)

– Chi phí cho việc làm bảng hiệu công ty

Có nhiều loại bảng hiệu với kích thước và cách thiết kế khác nhau, tuy nhiên loại bảng hiệu bổ phiến ở đây là loại dán hoặc treo: 300.000 VND – 500.000 VND (tùy yêu cầu và kích thước)

– Chi phí cho việc mở tài khoản ngân hàng công ty:

Hiện nay khi mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, các ngân hàng thường sẽ miễn phí khi mở tài khoản.  Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ quy định phí duy trì số dư tối thiểu cho tài khoản VND hoặc tài khoản USD khác nhau.

Về cơ bản mức phí duy trì số dư tối thiểu tài khoản ngân hàng sẽ là 500.000 – 1.000.000 VND (đối với tài khoản VND) và 50-200 USD (đối với tài khoản USD)

– Chi phí cho việc nộp thuế môn bài công ty:

Mức phí nộp thuế môn bài sẽ từ 2.000.000 – 3.0000.000 VND (tùy mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ hoặc trên 10 tỷ). Cụ thể:

+ Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.

+ Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định Số 136/2016/NĐ-CP, Doanh nghiệp được thành lập mới sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.

– Lệ phí khác (nếu có) sau khi thành lập công ty

Ngoài những khoản chi phí đã nêu ở trên khi thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ phát sinh những khoản chi phí sau khi thành lập. Cụ thể như sau:

– Chi phí thuê nhà làm trụ sở chính công ty;

– Chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị phụ vụ cho công ty khi đi vào hoạt động (ví dụ như máy tính, máy in, bàn ghế…vv)

Chi phí dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại Luật Hoàng Phi

Nhằm đáp ứng mọi đối tượng khách hàng, Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp gói dịch vụ thành lập công ty tại nhiều tỉnh/thành phố với nhiều gói dịch vụ khác nhau.

Mỗi gói dịch vụ sẽ có những chi phí thành lập công ty khác nhau dựa trên nhu cầu và khả năng của mỗi người hãy lựa chọn cho mình gói dịch vụ phù hợp nhất.

Lưu ý: Chi phí thành lập công ty sẽ không phụ thuộc vào việc khách hàng muốn thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần hoặc 1 loại hình doanh nghiệp nào khác.

Sau đây, Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng 1 số gói dịch vụ thành lập công ty đang được Luật Hoàng Phi áp dụng cho khách hàng hàng Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phố khác tại Việt Nam để khách hàng tham khảo và lựa chọn.

Chi phí thành lập công ty tại Hà Nội

Chi phí thành lập công ty tại Hà Nội sẽ bao gồm 4 gói được thể hiện chi tiết theo nội dung bên dưới.

Chi phí thành lập công ty tại thành phố HCM (Hồ Chí Minh)

Chi phí thành lập công ty tại Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa.

Chi phí thành lập công ty tại Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bình Phước

Chi phí thành lập công ty các tỉnh/thành phố còn lại tại Việt Nam

Có nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty giá rẻ?

Trong quá trình tham khảo dịch vụ thành lập công ty, chúng tôi chắc chắn là sẽ có rất nhiều khách hàng thắc mắc về chi phí thành lập công ty giữa các công ty tư vấn lại có sự chênh lệch nhau khá lớn, khách hàng như đang lạc trong mê cung chi phí, không biết nên lựa chọn công ty tư vấn nào.

Có rất nhiều công ty quảng cáo chi phí dịch vụ thành lập công ty sẽ 900k, 1,100k, 1,500k…vv. Tuy nhiên, đằng sau chi phí siêu rẻ đó sẽ còn rất nhiều điều khách hàng cần lưu ý làm rõ để tránh việc tiền mất tật mang.

Suy cho cùng, giá trị của việc mua một sản phẩm, dịch vụ mà mọi người đều hướng đến vẫn sẽ là chất lượng. Do vậy, đừng vì những lợi ích trước mắt khiến mọi người mù quáng chạy theo các gói dịch vụ, sản phẩm giá rẻ.

Công ty Luật Hoàng Phi sẽ phân tích sơ qua một số nhược điểm về việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty giá rẻ cho bạn tham khảo:

– Sử dụng dịch vụ giá rẻ đồng nghĩa với việc bạn phải tự đánh cược với mình về chất lượng dịch vụ cung cấp;

– Sử dụng dịch vụ giá rẻ có thể ảnh hưởng đến thời gian thực hiện công việc và có thể làm cơ hội ký hợp đồng với đối tác của bạn bị trôi qua ( do không kịp nhận được đăng ký kinh doanh, cấu công ty);

– Sử dụng dịch vụ giá rẻ, bạn sẽ phải luôn là người trực tiếp đến công ty tư vấn để được tư vấn, ký hồ sơ, giao hồ sơ và đi lại tới cơ quan đăng ký;

– Một công ty cung cấp chi phí thành lập công ty giá rẻ chắc chắc sẽ là công ty hoạt động mang tính chất thời điểm và khả năng hỗ trợ các dịch vụ sau thành lập là 1 dấu hỏi;

– Cuối cùng, đừng vì chọn dịch vụ giá rẻ để làm ảnh hưởng đến quá trình khởi nghiệp của bạn.

Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì?

Ngoài việc quan tâm đến chi phí thành lập công ty, khách hàng cần lưu ý đến hồ sơ thành lập công ty như sau:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hồ sơ bao gồm:

(i) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

(ii) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

(i) Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh (mẫu Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(ii) Điều lệ công ty hợp danh;

(iii) Danh sách thành viên công ty hợp danh; và

(iv) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân;

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH

(i) Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 2 thành viên

(ii) Điều lệ của công ty trách ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên

(iii) Danh sách thành viên (áp dụng Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

(iv) Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các thành viên và của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức:

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

– Đối với thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

(v) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

(vi) Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của thành viên là tổ chức;

(vii) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

(i) Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần

(ii) Điều lệ của công ty cổ phần;

(iii) Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(iv) Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(v) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân (thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác) đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức (Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác) đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(vi) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Việt Nam và đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn cho khách hàng với hàng ngàn doanh nghiệp được được Luật Hoàng Phi thành lập.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ thành lập công ty, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như sau:

– Tư vấn mọi vấn đề khách hàng quan tâm trước khi thành lập công ty;

– Tư vấn và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp để khách hàng tham khảo và lựa chọn;

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, thông tin, tài liệu cần thiết để thành lập công ty ở Hà Nội;

– Trực tiếp gặp khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu để ký kết hợp đồng, giao hồ sơ, tài liệu cho khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ, chuyển hồ sơ cho khách hàng tham khảo và ký kết;

Miễn 100% phí công chứng tài liệu cho khách hàng trong quá trình thành lập công ty;

– Nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Tiến hành thủ tục khắc dấu, công bố dấu, chữ ký số, hóa đơn điện tử…vv cho khách hàng;

– Trong suốt quá trình thành lập công ty khách hàng không cần phải đến công ty chúng tôi hoặc lên Sở kế hoạch đầu tư;

– Luật sư 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp tư vấn

– Hỗ trợ các dịch vụ khác với mức giá ưu đãi sau thành lập

Hỏi đáp nhanh về chi phí thành lập công ty

Hạch toán chi phí thành lập công ty như thế nào?

Chi phí thành lập công ty là các chi phí phát sinh trong quá trình thành lập và đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các chi phí liên quan đến tư vấn pháp lý, chi phí đăng ký kinh doanh, chi phí tài liệu và chi phí khác. Hạch toán chi phí thành lập công ty có thể được thực hiện như sau:

– Tài khoản 112 – Tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng: Nếu chi phí được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng, chúng ta sẽ hạch toán bằng tài khoản này.

– Tài khoản 213 – Công cụ, dụng cụ: Nếu các chi phí liên quan đến việc sử dụng công cụ và dụng cụ, chúng ta sẽ hạch toán bằng tài khoản này.

– Tài khoản 215 – Tài sản cố định: Nếu chi phí được sử dụng để mua tài sản cố định như máy tính, máy in, bàn ghế, chúng ta sẽ hạch toán bằng tài khoản này.

– Tài khoản 627 – Chi phí lãi vay: Nếu công ty vay ngân hàng hoặc vay từ bên thứ ba để thanh toán các chi phí thành lập công ty, chúng ta sẽ hạch toán bằng tài khoản này.

– Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Nếu chi phí liên quan đến việc tư vấn pháp lý, đăng ký doanh nghiệp, thủ tục hành chính, chúng ta sẽ hạch toán bằng tài khoản này.

Khi hoàn tất quá trình hạch toán, các tài khoản trên sẽ được ghi nợ (tăng) và tài khoản 111 – Vốn điều lệ sẽ được ghi có (tăng) tương ứng với số tiền đã chi cho các chi phí thành lập công ty.

Chi phí duy trì công ty gồm những gì?

Trả lời: Chi phí duy trì công ty là các chi phí phát sinh để duy trì hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian dài, bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, thuế, nhân sự, văn phòng phẩm, tiền thuê và các chi phí khác. Sau đây là một số ví dụ về các chi phí duy trì công ty:

– Chi phí nhân sự: Bao gồm lương, bảo hiểm, phúc lợi và các khoản chi trả cho nhân viên của công ty.
Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sản xuất, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp.

– Chi phí vận chuyển: Bao gồm chi phí cho vận chuyển hàng hoá và sản phẩm của công ty đến khách hàng hoặc đến các địa điểm bán hàng.

– Chi phí quản lý: Bao gồm chi phí cho việc quản lý công ty, bao gồm chi phí cho các dịch vụ tư vấn, phần mềm quản lý, chi phí thuê nhà, tiền điện, nước, điện thoại, internet, tiền vệ sinh, tiền giữ xe, tiền bảo vệ…

– Chi phí tiếp thị và quảng cáo: Bao gồm chi phí cho các chiến dịch quảng cáo, truyền thông và tiếp thị để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty.

– Chi phí thuế: Bao gồm các loại thuế phải nộp của công ty, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân…

– Chi phí đào tạo nhân viên: Bao gồm chi phí cho các khóa đào tạo, hội thảo và chương trình đào tạo khác để nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên.

– Chi phí phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: Bao gồm chi phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Các chi phí trên là các chi phí chính của một công ty, tuy nhiên, có thể còn nhiều chi phí khác tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty

Cơ quan có thẩm quyền thu phí, lệ phí khi thành lập công ty?

Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan đăng ký đầu tư là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế một cửa liên thông.

Theo quy định tại Thông tư mới số 215/2016/TT-BTC quy định về lệ phí thu, cách thức thu và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 130/2017/TT-BTC , thì các khoản phí, lệ phí mà doanh nghiệp cần phải nộp là :

Cách thức yêu cầu Luật Hoàng Phi tư vấn, báo giá, cung cấp dịch vụ

Trả lời: Liên hệ với chúng tôi khi bạn quan tâm đến dịch vụ thành lập công ty hay chi phí thành lập công ty theo các thông tin sau:

– Hotline yêu cầu dịch vụ: 096.1981.886 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6557

– Điện thoại yêu cầu dịch vụ: 024.62852839 (Hà Nội) – 028.73090.686 (TP. Hồ Chí Minh)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
4.2/5 - (49 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi