Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?

  • Tác giả: Nguyễn Nam |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 3554 Lượt xem
5/5 - (11 bình chọn)

Châu Á là một trong những châu lục có mạng lưới sông ngòi phát triển và cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng. Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?

Câu hỏi:

Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Đáp án đúng là đáp án B. Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan là 10 đới cảnh quan.

Lý do lựa chọn đáp án đúng là đáp án B

Châu Á có 10 đới cảnh quan đó là: Đài nguyên, rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng cận nhiệt đới ẩm, cảnh quan núi cao, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.

– Đài nguyên

+ Đới cảnh quan đài nguyên núi cao xuất hiện ở bất kỳ vùng đất đá miền núi có cao độ đủ lớn tại bất cứ vĩ độ nào trên Trái Đất.

+ Đài nguyên núi cao cũng không có cây thân gỗ, nhưng phần bên dưới không phải là lớp băng vĩnh cửu, nhìn chung có khả năng hấp thụ cao hơn so với lớp băng vĩnh cửu.

– Rừng lá kim

+ Đới cảnh quan rừng taiga hay còn gọi là rừng lá kim, phân bố ở phần phía nam của đồng bằng rêu thuộc vùng khí hậu ôn đới lạnh của bắc bán cầu.

+ Khí hậu lạnh, với mùa đông kéo dài và nhiệt độ trung bình từ -10°C đến -40°C; mùa hè ấm áp với nhiệt độ trung bình trên 10°C.

+ Lượng mưa trung bình khoảng 400-600 mm/năm, trong khu vực có nhiều đầm lầy, sông hồ.

+ Thực vật chủ yếu là các loại cây lá kim: thông, vân sam, linh sam, tuyết tùng.

– Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

+ Đới cảnh quan rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới hay còn có tên gọi khác là rừng hỗn hợp (Mixed forest) là một kiểu sinh cảnh mặt đất ôn đới với vùng sinh thái cây lá rộng, cùng với vùng sinh thái lá kim và rừng lá kim hỗn hợp cây lá rộng.

+ Những khu rừng này thì phong phú và dễ phân biệt nhất ở phía đông Bắc Mỹ và Trung Quốc, với một số vùng sinh thái khác biệt toàn cầu khác tại Transcaucasia dãy Himalaya, Viễn Đông Nga và Nam Châu Âu.

– Thảo nguyên

+ Đới cảnh quan thảo nguyên là một đồng bằng có rất ít cây gỗ (trừ những vùng gần sông và hồ); nó tương tự như các kiểu đồng cỏ khác, nhưng đồng cỏ thường có cỏ cao, trong khi đó thảo nguyên hầu như là cỏ thấp.

– Hoang mạc và bán hoang mạc

+ Có khí hậu khô lạnh vào mùa đông và mùa hạ khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mưa ít.

– Rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải

+ Đới cảnh quan rừng mọc ở các vùng cận nhiệt đới với mùa đông mưa nhiều, mùa hè nóng và khô, lá thường xanh (lá không thay đổi trong vài năm) và một lớp vỏ cứng như sáp với nhiều loại dầu.

+ Rừng một tán, ít khi hai, gồm các cây gỗ thường xanh cao từ 15 – 20 m. Đặc điểm cây bụi Địa Trung Hải: Mặt đất thưa thớt cỏ, một vài cụm cây bụi gai (bán hoang mạc)

– Rừng nhiệt đới ẩm

+ Đới cảnh quan rừng mưa nhiệt đới ẩm là rừng có cây cao, khí hậu ấm áp, mưa nhiều. Ở một số khu rừng nhiệt đới, lượng mưa có thể lên tới hơn 1 inch mỗi ngày.

Rừng nhiệt đới ẩm ướt được tìm thấy ở Châu Phi, Châu Á, Châu Úc và Trung và Nam Mỹ. Rừng nhiệt đới ẩm lớn nhất là Amazon.

– Xavan và cây bụi

+ Các đồng cỏ, xavan và cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới được đặc trưng bởi lượng mưa hàng năm từ 90-150 cm (35-59 in). Lượng mưa có thể cao theo mùa, với lượng mưa hàng năm đôi khi kéo dài trong vài tuần.

+ Các thảo nguyên châu Phi xuất hiện trong rừng và đồng cỏ. Thực vật bao gồm các loài keo và bao báp, cỏ và cây bụi thấp. Acacias rụng lá để giữ nước trong mùa khô, trong khi bao báp trữ nước trong thân vào mùa khô.

– Hoang mạc và bán hoang mạc

+ Hoang mạc và bán hoang mạc là khu vực có lượng mưa rất ít, ít hơn so với lượng mưa mà hầu hết các loài thực vật cần để phát triển, và là đại diện của vùng khí hậu lục địa khô nhiệt đới.

– Cảnh quan núi cao

+ Cảnh quan núi cao là vùng núi cao nhất và lớn nhất Châu Á, độ cao trung bình trên 4000m, nhiều nơi trên 5000m. Vì vậy, trên đỉnh núi, nhiệt độ không khí thấp, băng tuyết bao phủ, quá trình hình thành đất rất hạn chế, sinh vật kém và khó phát triển, chỉ xuất hiện một số loài núi cao điển hình.

5/5 - (11 bình chọn)