Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ trả lời câu hỏi: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
Câu hỏi: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Glucozo
B. Saccarozo
C. Tinh bột
D. Xenlulozo
Đáp án đúng A.
Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit: Glucozo, Cacbohiđrat chia làm 3 loại chủ yếu: Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân (glucozơ & fructozơ), Disaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit, Polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ) là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit(Glu)
Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng
Monosaccharide (tên Việt hóa Monosaccarit, từ mono:đơn, sacchar: đường ở tiếng Hy Lạp) hay đường đơn là đơn vị cơ bản nhất của các carbohydrate quan trọng trong sinh học. Chúng là dạng đơn giản nhất của đường (thực phẩm) và cũng gồm các chất thuộc nhóm chất xơ.
Monosaccharide có các lớp khác nhau tuỳ theo số nguyên tử cacbon có trong phân tử. Ví dụ: triose (3), tetrose (4), pentose (5), hexose (c6) và heptose (7). Các monosaccharide có các chức năng khác nhau trong tế bào. Đầu tiên, monosaccharide rất hữu ích trong việc sản xuất và lưu trữ năng lượng trong tế bào. Thứ hai, monosaccharide rất hữu ích trong việc hình thành các sợi dài như cellulose.
Khi xem xét cấu trúc monosaccharit, có một nhóm cacbonyl (một nguyên tử cacbon liên kết với một nguyên tử oxy thông qua một liên kết đôi) và một nhóm hydroxyl (nhóm –OH). Ngoài hai nhóm này, tất cả các nguyên tử cacbon khác có một nguyên tử hydro và một nhóm hydroxyl liên kết với chúng. Nếu nhóm cacbonyl xuất hiện ở cuối đoạn mạch cacbon của monosaccarit thì đó là một aldose. Nhưng nếu nó nằm giữa ở chuỗi cacbon thì nó là ketose.
Tính hoà tan
Trong phân tử monosaccharide có mang nhiều nhóm hydroxy phân cực mạnh có khả năng tạo liên kết hydrogen, do đó quyết định tính hòa tan và trạng thái tập hợp của monosaccharide. Đa số monosaccharide là những chất không bay hơi, dễ hòa tan trong nước, trong dimetylformamide, dimetylsulfoxide, hòa tan có hạn trong alcol, pyridine, acetic acid và không hòa tan trong dung môi hữu cơ thông thường.
Tính chất hóa học
+ Phản ứng oxy hóa
+ Phản ứng khử
+ Phản ứng epimer hóa
+ Phản ứng tạo osazone
+ Phản ứng tạo glycoside
+ Phản ứng tạo ether
+ Phản ứng tạo ester
+ Phản ứng tạo phức màu xanh với Cu(OH)2
+ Phản ứng giảm mạch carbon
+ Phản ứng lên men
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?
Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?
Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...
Xem thêm