Luật Hoàng Phi Giáo dục Chất nào sau đây là tripeptit?
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 7230 Lượt xem

Chất nào sau đây là tripeptit?

Chất nào sau đây là tripeptit? Tripeptit loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit

Câu hỏi:

Chất nào sau đây là tripeptit? 

A. Ala-Ala-Gly

B. Gly-Ala-Gly-Ala

C. Ala-Gly

D. Ala-Ala

Đáp án đúng A.

Chất nào sau đây là tripeptit: Ala-Ala-Gly, tripeptit là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit, liên lết peptit là liên kết – CO- NH- giữa hai đơn vị α amino axit. Nhóm CO – NH giữa hai đơn vị α amino axit được gọi là nhóm peptit.

Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng

Khái niệm tripeptit

– Là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit

– Liên lết peptit là liên kết – CO- NH- giữa hai đơn vị α amino axit. Nhóm CO – NH giữa hai đơn vị α amino axit được gọi là nhóm peptit

Phân loại

– Oligopeptit là những peptit có từ 2 – 10 gốc α- amino axit và đc gọi tương ứng là đi-; tri-; …

– Polipeptit là những peptit có từ 11-50 gốc αα amino axit. Đây là cơ sở để tạo nên protein

Cấu tạo

– Phân tử Peptit hợp thành từ các gốc  α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm -NH2 amino axit đầu C còn nhóm -COOH

– Ví dụ: H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH; H2N-CHCO(CH3)-NH-CH2-COOH;

Đồng phân, danh pháp

– Sự thay đổi vị trí các gốc alpha – aminoaxit tạo nên các peptit khác nhau. Phân tử có n gốc a – aminoaxit khác nhau sẽ có n! đồng phân. (Các em có thể dùng toán tổ hợp để đưa ra công thức tổng quát nhé).

– Aminoaxit đầu N là aminoaxit mà nhóm amin ở vị trí α chưa tạo liên kết peptit còn aminoaxit đầu C là aminoaxit mà nhóm -COOH chưa tạo liên kết peptit.

– Tên peptit = gốc axyl của các α-aminoaxit bắt đầu từ đầu chứa N, α-aminoaxit cuối cùng giữ nguyên tên gọi.

– Ví dụ: Ala – Gly – Lys thì tên gọi là Alanyl Glyxyl Lysin.

Tính chất vật lí 

– Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

Tính chất hóa học

* Phản ứng thủy phân

– Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau

+ Trong môi trường trung tính:

n-peptit + (n-1)H2O → aminoaxit

+ Trong môi trường axit HCl

n-peptit + (n-1)H2O + (n+x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit

– Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n-peptit

+ Trong môi trường bazo NaOH:

n-peptit + (n+y)NaOH → muối natri của aminoaxit + (y+1)H2O

– Trong đó y là mắt xích của Glutamic trong n-peptit

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?

Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi