Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
Nói nhăng nói cuội là nói những điều không chắc chắn, không đúng, vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp.
Câu hỏi: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm về chất
D. Phương châm về lượng
Đáp án đúng C.
Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại là phương châm về chất, cụ thể Nói nhăng nói cuội là nói những điều không chắc chắn, không đúng, vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp.
Lý giải việc chọn đáp án C là do:
Hội thoại là một dạng trong văn học nghị luận để nói lên lên quan điểm, luận điểm về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội, đưa ra các yêu cầu, kiến nghị, giải pháp để phân tích, bổ sung hay phản bác một vấn đề nào đó.
Về cơ bản phương châm hội thoại có những dạng sau:
Phương châm về chất: Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn để mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Cần lưu ý một số điểm sau:
Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín.
Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên.
Dùng để phê phán những người, ba hoa, khoác lác hay chúng ta thường gọi vui là “chém gió”. Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể.
Ví dụ: Ăn đơm nói đặt; nói nhăng nói cuội…
Phương châm về lượng: Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý gồm:
Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác. Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.
Phương châm quan hệ: Khi hội thoại, tranh luận cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc đề.
Ví dụ: Đánh trống lảng.
Phương châm cách thức: Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.
Phương châm lịch sự: Tùy người giao tiếp với mình có vai vế, cấp bậc như thế nào mà ta chọn cách xưng hô và giọng điệu thích hợp nhất.
Ví dụ: Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi – Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm