Cầu gì cao nhất thế giới?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2213 Lượt xem
5/5 - (12 bình chọn)

Cầu là tuyến giao thông quan trọng giúp ta đi qua những đoạn đường hiểm trở như hẻm núi, sông, eo biển,…Trên thế giới có rất nhiều cây cầu lớn nổi tiếng, nhiều người thắc mắc rằng cây cầu nào cao nhất thế giới, vậy để trả lời cho câu hỏi cầu gì cao nhất thế giới?, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Cầu gì cao nhất thế giới?

Cây cầu cao nhất thế giới là Cầu Duge (cầu Bắc Bàn Giang) – Trung Quốc: Cầu Bắc Bàn Giang là cây cầu cao nhất thế giới được ghi nhận vào năm 2021. Nó cao 565 mét so với mực nước biển và bắt qua sông Beipan. Cây cầu nối Quý Châu với Vân Nam và được hoàn thành vào năm 2016.

Giới thiệu về cầu Duge (cầu Bắc Bàn Giang)

Cầu Bắc Bàn Giang còn được gọi là Cầu Ni Châu Hà là cây cầu dây văng dài 1.341 m gần Lục Bàn Thủy ở Trung Quốc. Tính đến năm 2016, đây là cây cầu cao nhất trên thế giới với độ cao 564 mét so với Sông Bắc Bàn, qua mặt cầu Tứ Độ, hoàn thành năm 2009 cao khoảng 495m. Cầu được thông xe vào ngày 29 tháng 12 năm 2016.

Cầu nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu, và nằm trên thung lũng Sông Bắc Bàn. Cây cầu là một phần của tuyến đường cao tốc Hàng Châu-Thụy Lệ (G56) kết nối Khúc Tĩnh và Lục Bàn Thủy với nhau. Thời gian đi lại giữa 2 thành phố này sẽ được rút ngắn bởi việc xây dựng con đường này từ năm đến dưới hai giờ.

Công trình xây dựng bắt đầu vào năm 2012 với việc xây các trụ cầu. Trụ chính phía đông cao tới 269 m, phía Tây 247 m. Đường xe chạy được hỗ trợ bởi cáp dây văng và có độ cao 565 mét trên sông. Cầu có chiều dài tổng cộng là 1.341 m, nhịp chính ở giữa dài 720 m. Kinh phí tổng cộng là 1 tỉ nhân dân tệ (tương đương 150 triệu USD).

Những cây cầu cao nhất thế giới

1/ Cầu Duge (cầu Bắc Bàn Giang) – Trung Quốc: Cầu Bắc Bàn Giang là cây cầu cao nhất thế giới được ghi nhận vào năm 2021. Nó cao 565 mét so với mực nước biển và bắt qua sông Beipan. Cây cầu nối Quý Châu với Vân Nam và được hoàn thành vào năm 2016.

2/ Cầu Sông Sidu – Trung Quốc: Vị trí cây cầu cao thứ hai thế giới là cầu sông Sidu được bắc qua Thung lũng Sông Sidu với màu sắc vàng vô cùng nổi bậc . Cầu có chiều dài hơn 1km và cao 496 mét so với thung lũng. Cầu sông Sidu nối với đường cao tốc Thượng Hải-Trùng Khánh. Nó băng qua một vành đai tuyệt đẹp trên núi. Và thiết kế đặc biệt nhất của nó là những tòa tháp hình chữ H.

3/ Cầu Puli, Trung Quốc: Câu cầu cao thứ 3 thế giới là cầu Puli, có chiều cao 485 mét so với mặt đất.

4/ Cầu Sông Yachi, Trung Quốc: Cầu sông Yachi có chiều cao là 434m so với mặt đất, nối 2 khu vực là thành phố Tất Tiết và Quý Dương.

5/ Cầu Sông Thanh Thủy, Trung Quốc:Cây cầu này được khánh thành lần đầu tiên vào năm 2015. Kể từ đó, cầu sông Thanh Thủy được nối với đường cao tốc Guiwang. Nó cao 406 mét kết nối 2 thành phố và Thanh Thủy và Qúy Dương với nhau.

6/ Cầu Baluarte, Mexico: Bắt ngang qua sông Baluarte, cây cầu này được khánh thành lần đầu tiên vào năm 2013. Nối hai thành phố tự trị ở Sinaloa và Durango, cây cầu dây văng cao 390 mét trên hẻm núi.

7/ Cầu Liuguanghe Xiqian, Trung Quốc: Cầu Liuguanghe Xiqian có chiều cao là cao 375 mét, chiều cao này được đo từ mức ban đầu của sông.

8/ Cầu Sông Baling, Trung Quốc: Cầu sông Baling nối với đường cao tốc Thượng Hải-Côn Minh. Điều đó có nghĩa là bạn phải lên tàu để đi qua nó. Nó cao 370 mét so với thung lũng sông.

9/ Cầu Sông Beipan, Trung Quốc: Nó cao 366 mét và nó nằm tuyệt đẹp trên hẻm núi của sông Beipan, nối 2 khu vực là Xingyi đến Guiyang.

Cây cầu nào cao nhất Việt Nam?

Trong số 10 cây cầu giữ kỷ lục nhất Việt Nam, cầu Pá Uôn vinh dự được xướng danh bởi công trình xếp vào cấp đặc biệt do kết cấu trụ cao nhất, bắc qua dòng sông Đà, có tổng vốn đầu tư gần 740 tỷ đồng và được ví như dải lụa trắng vắt ngang dòng nước biếc nối đôi bờ nâng bước du khách bộ hành trên lòng hồ thủy điện Sơn La với sức chứa khổng lồ hàng tỷ mét khối nước. Sau đặc sản táo mèo thuộc “Tốp 50 trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam” được công nhận tháng 8 năm 2012, Sơn La có thêm cầu Pá Uôn chính thức được ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam “Cầu Pá Uôn – Cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam” tại Quyết định số 1607/KLVN/2014 ngày 22/11/214 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Cầu Pá Uôn nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai bắc qua dòng Đà giang hùng vĩ, tại Km 250+143,59m, Quốc lộ 279, cầu được khởi công xây dựng tháng 5 năm 2007 và thông xe vào tháng 9-2010. Cầu có quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, với tổng chiều dài 1.418m, trong đó phần cầu chính dài 918m; đường dẫn 2 đầu cầu dài 500m. Chiều rộng toàn cầu là 9m, phần xe chạy rộng 8m. Cầu gồm 2 mố và 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Do địa điểm xây cầu nằm trong vùng động đất cấp 8-9 nên kết cấu thân trụ cầu Pá Uôn đã được tính toán kĩ chịu được động đất mạnh cấp 9. Đây là cây cầu do đội ngũ cán bộ, kỹ thuật, công nhân của ngành cầu đường Việt Nam tự thiết kế và thi công.

Hiện nay, cầu Pá Uôn không chỉ tạo huyết mạch giao thông thuận lợi cho các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan, là điểm đến của các tour du lịch, thu hút sự chú ý của người dân cùng du khách trong và ngoài nước, tạo đà phát triển ngành du lịch cho Sơn La nói riêng và cho cả vùng núi Tây Bắc nói chung. Hàng năm, mỗi dịp xuân về nơi đây diễn ra lễ hội đua thuyền, lễ hội gội đầu. Đây là lễ hội có nguồn gốc từ xa xưa của đồng bào dân tộc Thái, huyện Quỳnh Nhai, lễ hội làm sống lại những ký ức của người dân sống bên dòng sông Đà năm xưa.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu hỏi cầu gì cao nhất thế giới?. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

5/5 - (12 bình chọn)