• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17655 Lượt xem

Câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,….

Tương tự như câu cảm thán, câu cầu khiến thường kết thúc câu bằng dấu chấm than nhưng ý nghĩa và cách sử dụng loại câu mệnh lệnh này không phải ai cũng biết và sử dụng hợp lý. Vậy câu cầu khiến là gì và chức năng ra sao?

Câu cầu khiến là gì?

Trong định nghĩa Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 đưa ra giải đáp về câu cầu khiến là gì như sau: “Câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,….

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.”

Như vậy có thể thấy câu cầu khiến là loại câu lời nói hàng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị ai đó làm việc cụ thể. Câu cầu khiến thường ngắn gọn, có sử dụng ngữ điệu trong câu. Một số ví dụ dễ hiểu giúp bạn đọc hình dung về câu cầu khiến như sau:

+ Đừng nói chuyện riêng trong lớp không cô giáo phạt đấy!

Câu cầu khiến mang nghĩa khuyên bảo đừng nói chuyện trong lớp không sẽ bị cô phạt.

+ Thôi đừng lo lắng quá, việc đâu còn có đó.

 “Thôi” từ ngữ cầu khiến có ý nghĩa khuyên bảo người khác.

+ Minh, lấy cho chị cốc nước nào!

Câu cầu khiến mang ngữ điệu nhờ em lấy giúp chị cốc nước.

+ Đi học thôi con! Muộn giờ học rồi.

Câu cầu khiến mang ngữ điệu yêu cầu đi học nhanh của mẹ với con.

Đặc điểm trong câu cầu khiến

Để nhận biết câu cầu khiến thì bạn đọc có thể căn cứ vào dấu kết thúc câu. Thường thì cuối câu nên sử dụng dấu chấm than để nhấn mạnh ý nghĩa câu nói. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể sử dụng dấu chấm kết thúc câu cầu khiến nếu không mang hàm ý nhấn mạnh.

+ Hãy ăn cơm nhanh đi!

+ Ăn cơm nhanh nào.

Ý nghĩa câu nói thường là một điều kiện hay yêu cầu và có ngữ điệu cao hay thấp tùy vào người nghe có địa vị hoặc độ tuổi ra sao.

+ Mẹ lấy cho con chiếc bút với.

+ An, mang ngay chiếc bút vào phòng cho mẹ.

Câu cầu khiến là dạng câu có ít từ, ngắn gọn, xúc tích và sử dụng nhiều trong văn nói.

+ Đừng uống rượu nữa!

+ Đừng chơi game nữa!

Bên cạnh đó câu cầu khiến cũng thường sử dụng các động từ hoặc cụm động từ có nghĩa nhấn mạnh. Những từ ngữ như: đừng, thôi, ngay, đi. Nó có thể đứng trước động từ hay phía sau động từ trung tâm.

Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến

Thông thường để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến hay không có thể dựa vào một số dấu hiệu nhất định. Các dấu hiệu bao gồm:

– Nếu trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến như: thôi, hãy,đừng, chớ, đi, thôi, nào, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.

+ Hãy im lặng đi!

+ Thôi đừng ngủ nữa. Dậy đi chơi với tớ đi!

– Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.

+ Đừng buồn nữa!

+ Hãy giữ gìn sức khỏe.

Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cảm thán.

Tác dụng câu cầu khiến 

Ngoài ra, câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dung khác nhau. Tác dụng câu cầu khiến có thể:

Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: Có thể dùng câu cầu khiến để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ, địa vị thấp hơn. Lưu ý nên sử dụng đúng người, đúng việc và đúng hoàn cảnh để tránh trường hợp hiểu lầm trong giao tiếp.

Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: Bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè, đồng nghiệp.

Câu cầu khiến tác dụng như một lời khuyên: Nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn thân, chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh nội dung giải đáp câu cầu khiến là gì sẽ giúp ích cho bạn đọc quan tâm theo dõi.

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (30 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi