Luật Hoàng Phi Giáo dục Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là?
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 2450 Lượt xem

Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là?

Câu hỏi: Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là?
A. Cặp NST tương đồng là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng
B. Cặp NST tương đồng gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
C. Cặp NST tương đồng là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi
D. Cả A và B
Đáp án

Câu hỏi: Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là?

A. Cặp NST tương đồng là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng

B. Cặp NST tương đồng gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

C. Cặp NST tương đồng là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi

D. Cả A và B

Đáp án đúng B.

Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp NST tương đồng gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

Các nhiễm sắc thể tương đồng là những nhiễm sắc thể có hình dạng, kích thước, phân bố các lô-cut gen và vị trí tâm động như nhau. Tuy phân bố các lô-cut gen (vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể) giữa các nhiễm sắc thể tương đồng là như nhau, nhưng các alen trong mỗi lô-cut có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Các nhiễm sắc thể tương đồng chỉ tồn tại ở những loài sinh vật nhân thực. Ở trường hợp loài sinh sản hữu tính có giao phối, thì tại một cơ thể bình thường (không đột biến), các nhiễm sắc thể tương đồng tồn tại thành từng cặp, trong mỗi cặp có hai chiếc mà một do bố truyền cho, còn chiếc kia là do mẹ truyền, gọi là cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nguồn gốc hay các nhiễm sắc thể không chị em. Tại một cơ thể loài này mà có đột biến dị bội hoặc đa bội, thì các nhiễm sắc thể tương đồng có thể gồm nhiều hơn hai chiếc, do đó có thể có hai hay nhiều hơn số nhiễm sắc thể tương đồng cùng nguồn (cùng do bố hoặc cùng do mẹ truyền cho).
Nhiễm sắc thể – về mặt di truyền học – thực chất là phân tử deoxyribonucleic acid (DNA) đã đóng xoắn nhiều cấp cùng với các loại prôtêin khác nhau mà chủ yếu là histôn, có đơn vị cơ bản là nucleoxom tạo thành tổ hợp gọi là chất nhiễm sắc hay crô-ma-tin. Mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm hai nhiễm sắc thể có kiểu nhuộm băng như nhau.
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp với nhau, hiện tượng này gọi là tiếp hợp nhiễm sắc thể. Trong tiếp hợp có thể có trao đổi chéo giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng cùng nguồn (hai nhiễm sắc thể chị em) hay khác nguồn (hai nhiễm sắc thể không chị em), gây ra hiện tượng gen hoán vị. Các nhiễm sắc thể chị em với nhau có các alen trong mỗi lô-cut giống nhau, còn các nhiễm sắc thể không chị em thường có các alen trong mỗi lô-cut khác nhau.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?

Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi