Trang chủ Cách viết bài thu hoạch
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 21044 Lượt xem

Cách viết bài thu hoạch

Bài thu hoạch chính là kết quả cuối cùng của một quá trình của một hoặc một nhóm cá nhân thực hiện, nghiên cứu, tích lũy về kiến thức, kỹ năng về một chủ đề nhất định.

Để hiểu nhiều hơn về cách viết bài thu hoạch trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm về khái niệm cũng như cấu trúc, sườn bài thu hoạch và một số gợi ý cụ thể của một vài bài thu hoạch cụ thể.

Bài thu hoạch là gì?

Bài thu hoạch là bản tự tổng kết, tự đánh giá của bản thân đã cảm nhận, được tích lũy, đã học được những gì sau chuyến đi, sau những buổi học ấy.

Phân loại và vai trò của bài thu hoạch

Phân loại bài thu hoạch

Nói về bài thu hoạch thì hiện nay có hai loại bài thu hoạch phổ biến đó là bài thu hoạch cá nhân và bài thu hoạch nhóm.

Bài thu hoạch cá nhân là thể hiện cuối cùng của mỗi cá nhân riêng biệt đối với việc hoạc tập, nghiên cứu và quán triệt vấn đề. Bài thu hoạch cá nhân thì chỉ do một người thực hiện và có tên trong bài thu hoạch mà không có cá nhân nào khác.

Bài thu hoạch nhóm cũng thể hiện kết quả cuối cùng đối với việc nghiên cứu, học tập, quán triệt vấn đề. Tuy nhiên, bài thu hoạch nhóm do một nhóm người làm (từ hai người trở lên).

Vai trò của bài thu hoạch

Có thể nhận định rằng, bài thu hoạch chính là kết quả cuối cùng của một quá trình của một hoặc một nhóm cá nhân thực hiện, nghiên cứu, tích lũy về kiến thức, kỹ năng về một chủ đề nhất định. Bên cạnh đó, bài thu hoạch cũng chính là cái để phản ánh tinh thần, tâm huyết làm việc của con người đối với chủ đề nghiên cứu, bồi dưỡng, học tập đó.

Những lưu ý quan trọng khi viết bài thu hoạch

Viết bài thu hoạch theo chủ đề: Bài thu hoạch chính là yêu cầu không chỉ trong một lĩnh vực, ngành nghề hay bất cứ một chuyên môn nào mà là yêu cầu của rất nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy, tùy theo tính chất của chủ đề mà bạn sẽ có những hướng viết bài thu hoạch khác nhau. Một số chủ đề có được biết đến như sau: bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân, bài thu hoạch Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bài thu hoạch Giáo dục quốc phòng an ninh,…

Viết bài thu hoạch theo yêu cầu của Tổ chức chủ trì, cấp quản lý, cấp trên. Thông thường, đối với một Chương trình bồi dưỡng, Khóa học, Khóa sinh hoạt,… Sẽ có hướng dẫn yêu cầu làm rõ các vấn đề gì trong bài thu hoạch. Mỗi chuyên đề sẽ có những yêu cầu riêng, bạn phải biết cách viết bài thu hoạch có nội dung phù hợp, tập trung khai thác các vấn đề được yêu cầu thì mới đáp ứng được các tiêu chí đánh giá. Khi làm bài thu hoạch của mình, bạn không chỉ nên chú ý  vào các yêu cầu về nội dung của bài mà còn phải đặt chú ý cho mặt hình thức – thứ trực tiếp thu hút người chấm bài thu hoạch. Đáp ứng yêu cầu về hình thức thì kết quả bài thu hoạch của bạn mới cao được, còn nội dung tốt mà hình thức không đạt thì bài thu hoạch cũng không thể nào đạt được kết quả như bản thân mình mong muốn.

Bài thu hoạch phải đạt được tiêu chí về mặt bố cục của nó. Bố cục của bài thu hoạch phải có mở đầu, đi vào triển khai và kết luận.

Bố cục của một bài thu hoạch

Thứ nhất: Lời mở đầu

Phần mở đầu trong một bài không nên quá ngắn như chỉ vỏn vẹn thông tin có tính chất gợi mở hoặc câu văn bóng bẩy. Mà lời văn mở đầu của bài tiểu luận thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài mình đã chọn lựa; tên đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài viết.

Thứ hai: Nội dung các phần

Căn cứ vào dàn ý đã làm ở trên để viết nội dung và trình bày rõ ràng, chi tiết, rõ ý. Trước mỗi phần bạn nên có lời dẫn dắt để người đọc hiểu mình sắp viết về cái gì, phần này sẽ giải quyết vấn đề gì.

Thứ ba: Kết luận

Phần kết luận nên có các thông tin sau: tóm tắc các vấn đề mà bài viết đã làm được, bao gồm tổng kết những phần đã nêu ở toàn bài được viết ngắn gọn, suc tích và không chứa giải thích dài dòng gì thêm, có thể nêu những đóng góp mới của bài thu hoạch.

Thứ tư: Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo

Nếu trong bài thu hoạch bạn đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhưng nó quá dài hoặc cần thêm nội dung chi tiết thì bạn có thể cho những tài liệu đó vào phần phụ lục. Đối với danh mục tài liệu tham khảo, thông thường sẽ được ghi theo thứ tự sau: tiếng Việt trước, tiếng nước ngoài sau. Các tài liệu  phải có các thông tin như tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang,…

Cách viết bài thu hoạch

Quý vị có thể tham khảo cách viết bài thu hoạch qua bài thu hoạch chúng tôi gợi ý sau đây:

Bài thu hoạch chuyên đề năm 2022

Câu 1: Chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Thứ nhất: Chủ trương của Đảng về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân:

Quán triệt sâu sắc tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Lực lượng dân to việc dân vận quan trọng, dân vận việc dân khéo việc thành công”. Cách mạng nghiệp nhân dân, nhân dân, nhân dân; Nhân dân chủ, Nhân dân làm chủ; tin tưởng trí tuệ Nhân dân, tin vào sức mạnh lực lượng Nhân dân để làm cách mạng.

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Xây dựng tổ chức thực hiện có hiệu quả, phát huy vai trò Nhân dân tham gia xây dựng Đảng.

Xây dựng đội ngũ đảng viên thật tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có lĩnh trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng Đảng.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết Đảng với Nhân dân; có kế hoạch thường xuyên tìm hiểu tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng Nhân dân để có chủ trương, biện pháp xử lý đúng đắng, kịp thời.

Củng cố vững niềm tin Nhân dân Đảng, tăng cường khối đại đoạn kết toàn dân tộc mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân; tập hợp, vận động Nhân dân thực tốt chủ trương Đảng sách, pháp luật Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn Nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Đổi phương thức lãnh đạo Đảng công tác dân vận điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế.

Thứ hai: Phát huy dân chủ

Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương Đảng, sách, pháp luật Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi ích chính đáng của nhân dân, nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Thể chế hóa nâng cao chất lượng hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp dân chủ đại diện. Thực hiện quyền con người, quyền nghĩa vụ công dân, theo tinh thần Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền người, quyền nghĩa vụ công dân.

Để thực hiện dân chủ xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ xã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo Mặt trận Tổ quốc đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt quy chế giám sát phản biện xã hội; quy định việc Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng quyền; quy định giám sát đảng viên cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý quy định, quy chế khác.

Các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung giải đáp những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, đền bù thu hồi đất đai, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội. Quan tâm điều chỉnh hài hòa lợi ích giai cấp, tầng lớp xã hội, vùng miền, lĩnh vực; gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể cộng đồng, xã hội. Xử lý nghiêm minh vụ việc tiêu cực, tham nhũng; giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài.

Phát huy dân chủ phải gắn liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương đề cao đạo đức xã hội. Phê phán biển dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dân chủ để làm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội hành vi vi phạm quyền dân chủ quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ ba: Chăm lo đời sống cho Nhân dân

Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực nhân dân; kết hợp hài hòa lợi ích; quyền lợi phải đi với nghĩa vụ công dân; trọng lợi ích trực tiếp người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; có lợi cho dân làm, có hại cho dân tránh.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Mở rộng đối tượng nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương người gặp rủi ro sống.

Câu 2: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên

Thứ nhất: Phong cách dân chủ, quần chúng

Phong cách dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ có định hướng, có lãnh đạo, dân chủ phải đi đến sự tập trung chứ không phải dân chủ quá trớn, dân chủ vô tổ chức. Một trong nhữn nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và sinh hoạt Đảng là “tập trung dân chủ”. Nói về sức mạnh của dân chủ, Người từng nói: “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Nếu người cán bộ không có tác phong dân chủ hoặc “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối quan chủ” là họ tự tước đi của mình vũ khí hữu hiệu nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Khi đó, dù có “đầy túi quần thông báo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy”.

Phong cách dân chủ yêu cầu người cán bộ, đảng viên phải sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt đời sống nhân dân; tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.

Phong cách quần chúng của cán bộ, đảng viên thể hiện rõ trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người cán bộ phải giản dị, hòa đồng với quần chúng, không cho phép mình hưởng điều gì có tính chất “đặc quyền, đặc lợi”. Người cảnh tỉnh những suy nghĩ lệch lạc trong cán bộ, rằng “phải ăn mặc bảnh mới giữ được oan tín, giữ được thể diện”. Khi người cán bộ thấm nhuần tác phong quần chúng, họ sẽ được quần chúng nhân dân yêu thương, tin cậy, ủng hộ và khi đó, việc gì họ làm cũng thành công”.

Thứ hai: Phong cách khoa học

Theo Người, phong cách làm việc khoa học đòi hỏi người cán bộ phải có cách đánh giá đúng người, đúng việc, sắp xếp công việc cho hợp lý; lại phải biết cách kiểm tra, giám sát công việc và cấp dưới một cách hiệu quả, qua đó thấy được việc thi hành đường lối, nghị quyết của Đảng như thế nào và cần điều chỉnh như thế nào,…

Phong cách làm việc khoa học là phải biết quý trọng thời gian, biết giờ nào làm việc ấy và có năng lực giải quyết công việc một cách tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất. Bác từng nói: thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải, của cải hết còn có thể làm thêm khi thời gian đã qua rồi không bao giờ kéo lại được… Người cán bộ phải biết tiết kiệm thời gian của mình nhưng cũng phải biết tiết kiệm thời gian cho người khác. Cách tốt nhất là tập trung giải quyết dứt điểm từng công việc;”.

Thứ ba: Phong cách nêu gương

Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải làm gương trong mọi công việc, từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm. Người yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên đều phải noi gương về đạo đức. Trước hết, mình phải tự làm gương, cán bộ “gắng làm gương cho anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân”.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một nội dung cơ bản không thể thiếu trong phong cách làm việc và nhân cách của những người lãnh đạo, quản lý. Trong bản Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn tất cả cán bộ, đảng viên: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”

Cần nêu gương trên ba mối quan hệ với mình, với người, với việc. Đối với mình phải không tự đại, tự mãn, kiêu ngạo, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân; phải tự phê bình mình như rửa mặt hàng ngày. Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng. Đối với việc dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, đặt việc công lên trên, lên trước việc tư.

Trong các nội dung nêu gương, cán bộ, đảng viên phải luôn nêu gương về tinh thần phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh trách nhiệm phục vụ nhân dân từ một triết lý sâu xa rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của nhân dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Vì vậy mà cán bộ, đảng viên phải luôn xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm.

Trên đây là cách viết bài thu hoạch cũng như một bài thu hoạch mẫu bạn có thể tham khảo để đạt được kết quả như mong muốn đối với bài thu hoạch.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (106 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Định

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên). Thành viên trở lên), Công ty Cổ phần, Công ty Hợp...

Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi