Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần Cho Người Khác 2024
  • Thứ ba, 19/03/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 25336 Lượt xem

Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần Cho Người Khác 2024

Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần từ cổ đông góp vốn cũ sang cổ đông mới khác, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn về nội dung này.

Trong bài viết dưới đây, công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn thủ tục chuyển nhượng cổ phần để quý khách hàng tham khảo.

Cổ phần là gì?

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty thành các phần bằng nhau.

Ví dụ: Vốn điều lệ của một công ty cổ phần đăng ký là 1 tỷ đồng, số vốn này được chia thành 10.000 phần bằng nhau. Như vậy sẽ có 10.000 cổ phần và mỗi cổ phần có giá trị là 10.000 VND.

Quy định chuyển nhượng cổ phần theo Luật doanh nghiệp

Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.

4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.

6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

7. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

Trường hợp nào chuyển nhượng cổ phần sẽ bị hạn chế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

– Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Lưu ý: Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần như thế nào?

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng cổ phần

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:

– 01 Quyết định bằng văn bản của Đại hội đồng cổ đông về chuyển nhượng cổ phần.

– 01 Bản sao biên bản họp về việc chuyển nhượng cổ phần của Đại hội đồng cổ đông;

– 01 Danh sách các cổ đông công ty sau khi đã thay đổi;

– 01 Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần;

– Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của cổ đông công ty;

– Sổ đăng ký cổ đông công ty;

– Điều lệ (sửa đổi) công ty sau khi chuyện nhượng cổ phần;

– 01 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông mới;

– Bước 2: Bên nhận và bên chuyển nhượng ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Sau khi đã chuẩn bị xong hợp đồng chuyển nhượng, các bên đọc và hiểu nội dung trong hợp đồng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng để chính thức chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông cũ sang cổ đông mới.

– Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng cổ phần tới Công ty

Sau khi bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đã ký hợp đồng chuyển nhượng, hồ sơ chuyển nhượng sẽ được nộp cho công ty để công ty ghi nhận việc chuyển nhượng.

– Bước 4: Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ chuyển nhượng

Công ty sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ khi chuyển nhượng cổ phần kết hợp và ban hành quyết định ghi nhận chuyển nhượng, thay đổi danh sách cổ đông công ty, cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho cổ đông mới.

* LƯU Ý QUAN TRỌNG: Hiện nay thủ tục chuyển nhượng cổ phần như trên KHÔNG còn được áp dụng do theo quy định mới như đã nói ở trên, khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần sẽ không phải nộp hồ sơ chuyển nhượng tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận chuyển nhượng như trước kia.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ trong công ty và lưu lại hồ sơ trong công ty khi chuyển nhượng, quy định mới này nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trinh hoạt động kinh doanh

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần tương đối phức tạp, cần đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành

Quy định kê khai thuế thu nhập cá nhân sau khi chuyển nhượng cổ phần

Để thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn/cổ phần, bên chuyển nhượng có thể thực hiện kê khai trực tiếp với cơ quan thuế hoặc thông qua doanh nghiệp (doanh nghiệp kê khai thay).

Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

– Trường hợp là cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế: Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;

– Trường hợp là cá nhân thông qua doanh nghiệp: Tờ khai mẫu số 06/CNV – TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015-BTC;

Ngoài ra bên chuyển nhượng còn cần chuẩn bị thêm những tài liệu sau đây:

+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Lưu ý: Ngoài các tài liệu đã được liệt kê ở trên, có thể cơ quan thuế có thể yêu cầu thêm: Cổ phiếu, phiếu thu, giấy ủy quyền, bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân của người chuyển nhượng, sổ đăng ký cổ đông.

Nơi nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân, doanh nghiệp khai thay thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế hoặc Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần?

Tối đa 10 ngày sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cá nhân, phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tới cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.

Dịch vụ chuyển nhượng cổ phần của Công ty Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ pháp lý trong việc tiến hành thủ tục chuyển nhượng cổ phần hàng đầu hiện nay tại thị trường Việt Nam.

Công ty Luật Hoàng Phi còn có những ưu điểm nổi trội như:

Đội ngũ luật sư, tư vấn viên giỏi chuyên môn (được đào tạo bởi các trường đại học hàng đầu trên cả nước về mảng luật)

– Dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên toàn quốc

– Quy trình làm việc chuyên nghiệp, khoa học giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí

– Hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc

– Thái độ làm việc tận tâm, tận tình, hết mình vì khách hàng

– Chi phí dịch vụ chuyển nhượng cổ phần hợp lý, phù hợp mọi đối tượng khách hàng

Nội dung Công ty Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện khi cung cấp dịch vụ chuyển nhượng cổ phần

– Xem xét lại tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cung cấp bởi khách hàng. Đưa ra ý kiến tư vấn cũng như đề xuất các thay đổi cần thiết để điều chỉnh lại các giấy tờ tài liệu cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

– Soạn hồ sơ cho việc chuyển nhượng cổ phần;

– Đại diện nhà khách hàng làm việc với bên chuyển nhượng/bên nhận chuyển nhượng;

– Đại diện khách hàng làm việc với công ty để nộp hồ sơ chuyển nhượng công ty cổ phần về công ty;

– Tư vấn các vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện công việc

Chi phí dịch vụ chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Luật Hoàng Phi

Quý khách hàng lưu ý: Công ty Luật Hoàng Phi không chạy theo cuộc đua giá rẻ, thay vào đó chúng tôi tập trung vào chất lượng, giá trị mà khách hàng nhận được. Đây cũng chính là lý do mà dù có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần hơn nữa khách hàng vẫn tin tưởng và lựa chọn Luật Hoàng Phi.

Chi phí dịch vụ của Công ty Luật Hoàng Phi là: 1.200.000 VNĐ (Một triệu hai trăm nghìn đồng)

Lưu ý: Chi phí mà Luật Hoàng Phi nêu không bao gồm 08% VAT. Quý khách hàng có nhu cầu xuất hóa đơn sẽ phải thanh toán thêm 10% VAT theo quy định pháp luật.

Hỏi đáp nhanh thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần cổ đông sáng lập là gì?

Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập là quá trình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần mà cổ đông sáng lập nắm giữ trong công ty mà họ đã sáng lập ra cho người khác. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều trường hợp, ví dụ như cổ đông sáng lập muốn rút khỏi công ty hoặc muốn chuyển giao quyền kiểm soát cho cổ đông khác.

Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cần phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật, bao gồm việc xác định giá trị cổ phần và thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng cổ phần.

Trong một số trường hợp, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của công ty, do cổ đông sáng lập có thể có sự ảnh hưởng lớn đến chiến lược và quản lý của công ty. Do đó, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cần phải được xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Chuyển nhượng cổ phần có phải thông báo với Sở kế hoạch đầu tư không?

Theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP thì “Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua” do đó không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP, các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cổ đông sáng lập là gì?

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Trong một số trường hợp, cổ đông sáng lập cũng có thể là những người sáng lập công ty hoặc là người đứng đầu công ty, giữ vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành công ty. Họ có thể giữ lại một số cổ phần của công ty sau khi đã bán một phần cho các nhà đầu tư khác để tiếp tục tham gia quản lý và phát triển công ty.

Cổ đông sáng lập có vai trò quan trọng trong quá trình thành lập và phát triển công ty, bởi vì họ có kiến ​​thức và kinh nghiệm về ý tưởng kinh doanh cũng như quản lý công ty. Ngoài ra, họ cũng đóng góp vốn vàng và thường có tầm nhìn xa hơn cho sự phát triển của công ty.

Nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Các phương thức chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

– Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.

– Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Cần lưu ý gì khi chuyển nhượng cổ phần?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 110, khoản 1 Điều 126 và khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014 đã đề cập tương đối rõ ràng về một số quy định về chuyển nhượng cổ phần. Theo đó:

– Cổ đông sáng lập công ty có quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm tính từ thời điểm có Giấy đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hạn chế này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Ngoài ra, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 108/2018/NĐ – CP: Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.

Căn cứ quy định nêu trên, khi cổ đông sáng lập mà muốn chuyển nhượng cổ phần sẽ không phải nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận thông tin cổ đông mới mà có thể làm nội bộ chuyển nhượng trong doanh nghiệp.

– Cá nhân, tổ chức được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người khác nếu Đại hội đồng cổ đông chấp nhận

– Cổ đông là các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần biểu quyết không được tặng, bán cổ phần cho người khác

– Điều lệ công ty quy định rõ ràng những hạn chế chuyển nhượng cần phải tuân thủ

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất 2024 như thế nào?

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần sẽ ghi nhận các thỏa thuận trong chuyển nhượng, phải được lập thành văn bản theo pháp luật dân sự và có thể bao gồm các nội dung chính như sau:
– Thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
Cá nhân: họ tên, địa chỉ, mã số cổ đông, chứng minh thư nhân dân, ngày cấp và nơi cấp, chức vụ, năm sinh, số điện thoại liên hệ.
Tổ chức, doanh nghiệp: giấy đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp nơi cấp, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng và thông tin người đại diện theo pháp luật (họ tên, năm sinh, chức vụ, chứng minh thư nhân dân).
– Thông tin đối tượng của hợp đồng (cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá, số lượng, giá chuyển nhượng…)
– Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán giá chuyển nhượng.
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng cổ phần.
– Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng cổ phần.
– Cam kết thực hiện của cả 02 bên.
– Thỏa thuận về bổ sung hợp đồng.
– Lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp.
– Điều khoản thi hành hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/02/3.-HĐCN-NINH-PHƯỢNG.doc”]

Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần?

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%)
Thu nhập tính thuế chuyển nhượng cổ phần = Giá bán chứng khoán – giá mua của chứng khoán chuyển nhượng – Các chi phí liên quan đến chuyển nhượng.
Trong đó:
1/ Giá bán chứng khoán:
+ Giá thực tế bán chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán nếu thuộc chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã được đăng ký giao dịch với cơ quan có thẩm quyền.
+ Giá chuyển nhượng được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng với các loại chứng khoán khác.
– Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
+ Giá thực tế mua chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán với loại chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã được đăng ký theo quy định pháp luật.
+ Giá ghi trên thông báo kết quá trung đấu gia cổ phần của công ty thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền nếu chứng khoán này mua thông qua hình thức đấu giá.
+ Giá được ghi tên hợp đồng chuyển nhượng.
– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí thực hiện thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp cho việc chuyển nhượng; Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán trên chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Đối với cá nhân:
– Trường hợp là cá nhân cư trú:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất (0,1%).
Trong đó:
1/ Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
+ Giá thực tế chứng khoán hoặc giá thỏa thuận tại sở giao dịch chứng khoán với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
+ Giá chuyển nhượng được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyện nhượng, giá tại thời điểm lập báo cáo của công ty có chứng khoán chuyển nhượng áp dụng đối với các loại chứng khoán khác.
Thuế suất áp dụng là 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Đối với cá nhân không cư trú cũng áp dụng theo công thức trên và mức thuế suất cũng là 0,1 % trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Giá chuyển nhượng trong trường hợp này là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Hoặc cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Hạch toán chuyển nhượng cổ phần như thế nào?

Hạch toán chuyển nhượng cổ phần là quá trình ghi nhận các giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần giữa các bên trong công ty. Khi một cổ đông bán cổ phần của mình cho cổ đông khác hoặc cho một tổ chức khác, công ty cần phải hạch toán các khoản thu và chi liên quan đến giao dịch này.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, khi chuyển nhượng cổ phần, công ty phải thực hiện các bước sau:
Xác định giá trị thực của cổ phần được chuyển nhượng, thông qua thẩm định giá trị, định giá cổ phần theo giá thị trường hoặc định giá khác.
Ghi nhận các khoản thu và chi liên quan đến giao dịch chuyển nhượng cổ phần.
Khi cổ đông bán cổ phần, công ty sẽ thu được tiền và phải ghi nhận khoản thu này vào tài khoản 131 “Các khoản phải thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Khi cổ đông mua cổ phần, công ty sẽ chi ra tiền và phải ghi nhận khoản chi này vào tài khoản 111 “Tiền mặt và các khoản tương đương tiền”.
Thực hiện việc điều chỉnh giá trị cổ phần trên bảng cân đối kế toán.
Nếu giá trị cổ phần được chuyển nhượng cao hơn giá trị cổ phần đã được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán, công ty sẽ phải tăng giá trị tài sản cố định hoặc tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Nếu giá trị cổ phần được chuyển nhượng thấp hơn giá trị cổ phần đã được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán, công ty sẽ phải giảm giá trị tài sản cố định hoặc giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
Việc hạch toán chuyển nhượng cổ phần đòi hỏi sự chính xác và cẩn trọng, để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình quản lý tài chính của công ty.

Liên hệ với Luật Hoàng Phi thực hiện dịch vụ chuyển nhượng cổ phần bằng cách nào?

Sử dụng dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần của Luật Hoàng Phi, quý khách hàng không chỉ nhận được kết quả nhanh, chính xác mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Với phương châm làm việc xuyên suốt “Tất cả vì lợi ích khách hàng” Luật Hoàng Phi sẽ đem đến một dịch vụ toàn diện và khác biệt. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ vui lòng liên hệ theo các thông tin sau:
– Yêu cầu tư vấn: 1900 6557
– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868 – 0981.378.999
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Email: lienhe@luathoangphi.vn
Ngoài các thông tin về hồ sơ, quy trình, thủ tục chuyển nhượng cổ phần mà Luật Hoàng Phi đã trình bày trên, quý khách hàng vẫn còn những thắc mắc chưa hiểu rõ cần giải đáp hãy phản hồi lại cho chúng tôi. Ngay khi nhận được phản hồi, các luật sư, chuyên viên của Luật Hoàng Phi sẽ tận tình hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (525 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi