Cách lập ý của bài văn biểu cảm

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/10/2022 |
  • Giáo dục |
  • 588 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ tới Quý độc giả về Cách lập ý của bài văn biểu cảm. Mời Quý độc giả, các bạn học sinh theo dõi để có cho mình những thông tin bổ ích.

Văn biểu cảm là gì?

Trước khi đi vào cách lập ý của bài văn biểu cảm, chúng tôi làm rõ khái niệm văn biểu cảm cho Quý độc giả.

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận… Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Khi làm văn chúng ta thường bắt gặp các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

– Cảm nhận của em về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô…).

– Cảm nhận về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…).

– Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

Thứ nhất: Liên hệ hiện tại với tương lai

– Tác giả liên tưởng đến tương lai để thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của cây tre, bởi cây tre đã là người bạn, người đồng hành với người dân đất Việt trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

– Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng việc sử dụng biện pháp liên tưởng, liên hệ hiện tại tới tương lai, để từ đó bộc lộ tình cảm với cây tre.

Thứ hai: Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại

– Tác giả say mê nâng niu con gà đất, đối xử với con gà đất như báu vật

– Hồi tưởng quá khứ giúp nói lên nỗi tiếc nuối của tác giả khi nghĩ về tuổi thơ, đồng thời cũng là sự trân trọng những ký ức tuổi thơ

Thứ ba: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

– Trí tưởng tượng đã giúp tác giả bộc lộ tình cảm yêu mến với cô giáo thông qua việc nhớ lại những kỷ niệm gắn với cô và mái trường

– Sự liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau tác giả đã cho thấy tình yêu đất nước và niềm tin, ước mong về tương lai đất nước thống nhất, ân tình Nam-Bắc sâu nặng. 

Thứ tư: Quan sát, suy ngẫm

Sự quan sát giúp hình ảnh “u tôi” hiện lên đầy chân thực, qua đó cho ta thấy tình cảm yêu quý, kính trọng của tác giả đối với người mẹ khi nhận ra những sự thay đổi nhỏ nhất ở người mẹ.

Luyện tập lập ý bài văn biểu cảm

Khi lập ý nên lựa chọn những cách lập ý phù hợp với chủ đề, với mục đích viết, có thể kết hợp nhiều cách lập ý bài văn sẽ hay hơn.

Đề số 1: Cảm xúc về vườn nhà

   – Quan sát, miêu tả khu vườn : diện tích, không gian xung quanh và trong vườn, cây cối, màu sắc,…

   – Sự chăm sóc của em và gia đình.

   – Hồi tưởng : những kỉ niệm đẹp với khu vườn.

   – Liên tưởng tương lai : em mong ước gì với khu vườn này.

Đề số 2: Cảm xúc về con vật nuôi

   – Vẻ ngoài đáng yêu của con vật : màu sắc, hình dáng, điểm nổi bật em thích.

   – Nguồn gốc con vật, đặc thù giống loài.

– Sự gần gũi, chăm sóc của em và gia đình.

   – Tình cảm của em và hành động của con vật với em.

Đề số 3: Cảm xúc về người thân

   – Mối quan hệ thân thuộc, ruột thịt với người đó.

   – Vẻ ngoài và phẩm chất với người được kể.

   – Kỉ niệm với người đó trong quá khứ, sự gắn bó.

   – Suy nghĩ về tương lai, mong ước với người đó.

Đề số 4: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

   – Ngôi trường của em trông như thế nào? Lịch sử hình thành ra sao?

   – Kỉ niệm của em với bạn bè bên ngôi trường.

   – Suy nghĩ sự đổi thay về cơ sở vật chất, về các thế hệ dạy và học trong trường. Từ đó thể hiện tình cảm, tâm trạng của em.

   – Sự chăm sóc của tất cả mọi người trong trường và sự quan tâm của nhà nước với ngành giáo dục.

Trên đây là những thông tin chia sẻ, từ đó giúp Quý độc giả, đặc biệt là các bạn học sinh có thêm những gợi ý, định hướng về Cách lập ý của bài văn biểu cảm. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, đóng góp liên quan đến bài viết từ Quý độc giả.

5/5 - (6 bình chọn)