Các thành phần chính của câu
Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ.
Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần không thể thiếu của câu, ngoài ra có thể có thêm các thành phần phụ khác. Bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các thành phần chính của câu để có thể sử dụng hợp lý khi viết văn nhé.
Tìm hiểu các thành phần chính của câu là gi?
Vậy các thành phần chính của câu là gì? Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ. Trong câu có hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ:
Chủ ngữ của câu
Là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v .. Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai ? Cái gì ? Con gì?
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Ví dụ: Anh trai ấy hát rất hay. Hôm nay, lớp chúng mình sẽ đi xem phim. Bà tôi có mái tóc bạc phê. Mẹ Lan là người quan tâm mình nhiều nhất.
Vị ngữ của câu
Là bộ phận chính của câu có thể kết hợp với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì? Làm thế nào, cái gì, nó là gì?
Vị ngữ thường là một động từ hoặc một động từ, một tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.
Dấu hiệu nhận biết các thành phần chính và thành phần phụ của câu
Đối với thành phần chính, dấu hiệu nhận biết:
Chủ ngữ: nói chung đứng trước vị ngữ trong câu và chỉ chủ thể được nói đến trong vị ngữ (hành động, trạng thái, tính chất …).
Trả lời các câu hỏi: Ai ?, Cái gì ?, Con gì? Vị ngữ: nói chung đứng sau chủ ngữ, chỉ đặc điểm của chủ thể nói về chủ ngữ. Trả lời các câu hỏi “Làm gì?” ,”Như thế nào?”,”Cái gì?”.
Đối với thành phần phụ, dấu hiệu nhận biết:
Trạng ngữ: để dừng ở đầu, giữa hoặc cuối câu và nêu tình huống trong không gian, thời gian, hình thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, v.v … trong đó sự việc được nói đến trong câu diễn ra.
Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ, nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu và có thể kết hợp với các từ đối với … ở trước.
Các bài luyện tập về các thành phần chính của câu
Cùng luyện tập về các thành phần chính của câu nhé.
Bài 1 Sách giáo khoa: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau và cho biết cấu tạo của chúng?
Cho đoạn văn: “ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy”.
(Nguyễn Tuân, Cô Tô)
Gợi ý trả lời bài 1:
Chủ ngữ là: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô(cụm danh từ), Bầu trời Cô Tô(cụm danh từ)
Vị ngữ là: là một ngày trong trẻo, sáng sủa(là + cụm danh từ), cũng trong sáng như vậy(cụm tính từ)
Bài 2: Đặt ba câu theo các yêu cầu sau
a. Để kể lại một câu chuyện vui đã xảy ra ở lớp em đặt một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Làm gì”?
b. Để tả về ngày hội Nhà giáo Việt Nam ở trường em đặt một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?”
c. Để giới thiệu về một người bạn thân của em đặt một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “là gì”?
Tham khảo các câu sau
a. Hôm nay, cô giáo dạy môn Toán Tin đã tưởng nhầm bạn lớp trưởng lớp là con trai.
b. Ngày hội Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở trường em thật ấm áp, xúc động.
c. Hải Tú là một người bạn thân thiết của em từ thuở còn thơ ấu.
Bài 3: Điền chủ ngữ cho những câu sau
a. Hôm nay, ….đi lao động trường học.
b. …là học sinh giỏi nhất của lớp tôi.
c…. trong xanh, gió mát, không một gợn mây.
d. Sáng sớm, ….đã hót líu lo trên cành cây.
e. …vô cùng đẹp.
Gợi ý trả lời:
a. Tôi và Quân
b. Lanh
c. Bầu trời hôm nay
d. Những chú chim
e. Chiếc xe máy
Với nội dung bài các thành phần chính của câu các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức khái niệm về thành phần chính của câu và các dấu hiệu nhận biết để có thể hoàn thành tốt các bài giảng nhé.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ - Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác....
Chúng ta thường dễ nhầm lẫn các từ như ai, đâu, nào, gì… có trong câu thì đều là từ nghi vấn. Tuy nhiên, phải tùy vào hoàn cảnh, ngữ nghĩa cụ thể của câu để phân biệt chúng thuộc từ nghi vấn hay đại từ phiếm...
Giáo trình luật hôn nhân gia đình mới nhất
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Giáo trình luật hôn nhân gia đình – Trường Đại học Luật Hà Nội. Mời Quý vị theo dõi nội...
Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng can đảm trong cuộc sống
Sau đây là một số bài mẫu đề: Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng can đảm trong cuộc...
Người Roma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?
Việc sử dụng cong cụ bằng sắt và sự tiếp xúc với biển đã mở ra cho cư dân Địa Trung Hải một chân trời mới, nâng họ lên một trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên...
Xem thêm