Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 24/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 4680 Lượt xem
2.8/5 - (34 bình chọn)

Văn bản thuyết minh được học và sử dụng khá nhiều trong nội dung chương trình Bậc Trung học cơ sở. Tuy nhiên đây là loại văn bản khó nên việc sử dụng chúng cần được bạn đọc lưu ý.

Qua nội dung bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh giúp bạn đọc quan tâm theo dõi.

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. Văn bản thuyết minh  cũng cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích,..

Có nhiều loại văn bản thuyết minh khác nhau. Có loại chủ yếu trình bày giới thiệu như thuyết minh một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp. Lại có loại thiên về miêu tả sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính tượng hình.

Ví dụ về văn bản thuyết minh như: Thuyết minh về một nhân vật lịch sử gây ấn tượng với em; .Thuyết minh về văn hóa một miền quê, một vùng địa lí… ; Thuyết minh một đặc sản, một món ăn quê hương em;  Giới thiệu một vị thuốc của nước ta; Giới thiệu một loài hoa; Thuyết minh về một loài chim, loài thú mà em yêu quý….

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Kết cấu văn bản được hiểu là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.

Khi viết bài văn thuyết minh có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:

+ Kết cấu theo trình tự thời gian: Trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.

+ Kết cấu theo trình tự không gian: Trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó(bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).

+ Kết cấu theo trình tự lôgíc: Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (mối quan hệ nguyên nhân-kết quả; chung-riêng; liệt kê các mặt; các phương diện…)

+ Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: Trình bày sự vật kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

Các phương pháp thuyết minh

Sau khi đã chọn lựa được hình thức thuyết minh cho bài văn của mình thì người viết có thể sử dụng kết hợp các phương pháp giúp văn bản thuyết minh trở nên sinh động và gây ấn tượng hơn với người đọc. Một số phương pháp thuyết minh mà bạn đọc có thể tham khảo lựa chọn sử dụng trong văn bản thuyết minh của mình như:

+ Phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích:

Trong phương pháp này, người viết có thể nếu định nghĩa bằng cách định nghĩa, giải thích sự vật, sự việc đó. Ví dụ như giải thích thực vật là gì; giải thích văn học là gì hay việc định nghĩa hình tròn là gì, chứng minh một hình có hai cạnh bằng nhau…

+ Phương pháp liệt kê:

Ở phần này, người viết có thể liệt kê những bộ phận của hiện tượng, sự việc đang được nhắc đến. Ví dụ như một ngôi đình bao gồm mái đình, nhà chính, sân đình, cột đình,… hay liệt kê bộ phần của một chiếc bàn học bao gồm mặt bàn, chân bàn, ngăn kéo…

+ Phương pháp nêu ví dụ:

Người viết cũng có thể ví dụ cụ thể về một việc nào đó để chứng minh những lập luận của mình là đúng. Ví dụ như nêu ra sự gia tăng của dịch sốt xuất huyết thông qua thống kê của bộ y tế, chứng minh sự gia tăng dân sô thông qua thống kê hàng năm…

+ Phương pháp so sánh:

Để nhấn manh và làm nổi bật về sự vật, hiện tượng, người viết có thể so sánh hiện tượng này với những hiện tượng khác có nét tương đồng.

+ Phương pháp Phân loại, phân tích:

Đây được coi là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong văn bản thuyết minh. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là nhằm giúp cho người đọc hiểu được bản chất, đặc điểm, công dụng của sự vật, hiện tượng nên để làm nổi bật được mục đích đó, bắt buộc người viết phải sử dụng đến phương pháp phân loại và phân tích.

Thường các phương pháp được sử dụng kết hợp linh hoạt trong văn bản thuyết minh.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về câu hỏi Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 đề được tổng đài giải đáp. Xin cảm ơn!

2.8/5 - (34 bình chọn)