Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 2840 Lượt xem

Các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã

Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Trong công tác phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương, các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã được ví như cánh tay nối dài của ủy ban nhân dân cấp xã, giúp đưa các chính sách, pháp luật đi vào đời sống nhân dân.

Vậy, các địa phương có số lượng, bố trí và mức phụ cấp của các chức danh này như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản về các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Cơ sở pháp lý

Là một vị trí có tầm quan trọng lớn, số lượng, mức phụ cấp của các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã được quy định trong các văn bản sau:

– Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

– Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Căn cứ vào quỹ phụ cấp và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về chức danh, bố trí số lượng, mức phụ cấp của các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn trên nguyên tắc chung sau:

– Loại 1: tối đa 14 người;

– Loại 2: tối đa 12 người;

– Loại 3: tối đa 10 người.

Chức danh và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng hoặc thấp hơn mức quy định trên.

Chẳng hạn, ngày 08 tháng 12 năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 53/NQ-HĐND, trong đó quy số lượng các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:

– Xã, phường thị trấn loại I: bố trí tối đa 12 người;

– Xã, phường, thị trấn loại II: Bố trí tối đa 11 người;

– Xã, thị trấn loại 3: Bố trí tối đa 10 người.

Chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Tương tự như số lượng, các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Thông thường, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bao gồm các chức danh sau:

– Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy;

– Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy;

– Văn phòng Đảng ủy;

– Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc;

– Phó Chỉ huy trưởng quân sự;

– Phó Chủ tịch Hội Nông dân (chỉ áp dụng đối với các xã, thị trấn);

– Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ;

– Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;

– Chủ tịch Hội chữ thập đỏ;

– Chủ tịch Hội người cao tuổi;

– Cán bộ dân số, gia đình và trẻ em;

– Văn thư, thủ quỹ;

– Nhân viên phụ trách đài truyền thanh.

Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương có Phó trưởng Công an là Công an chính quy. Do đó, phụ thuộc vào tính chất của từng địa phương sẽ có sự sắp xếp khác nhau trên cơ sở quy định chung của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Các chế độ của các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã

Theo quy định, người hoạt động không chuyên trách ở cấp  xã được hưởng các chế độ sau:

– Chế độ bảo hiểm xã hội;

– Chế độ bảo hiểm y tế;

– Chế độ phụ cấp.

Trong đó, mức phụ cấp do từng tỉnh quyết định dựa trên quỹ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính:

– Xã, phường, thị trấn loại 1: 16,0 lần mức lương cơ sở;

– Xã, phường, thị trấn loại 2: 13,7 lần mức lương cơ sở;

– Xã, phường, thị trấn loại 3: 11,4 lần mức lương cơ sở.

Chẳng hạn, theo Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND ngày 02/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định mức phụ cấp hàng tháng của các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã như sau:

  Mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,0 lần mức lương cơ sở.

– Ngoài mức phụ cấp hàng tháng, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hỗ trợ thêm, cụ thể: Người có bằng tốt nghiệp đại học được hỗ trợ thêm bằng 1,34 lần mức lương cơ sở; Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng được hỗ trợ thêm bằng 1,10 lần mức lương cơ sở; Người có bằng tốt nghiệp trung cấp được hỗ trợ thêm bằng 0,86 lần mức lương cơ sở; Người chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được hỗ trợ thêm bằng 0,7 lần mức lương cơ sở.

Còn mức phụ cấp hàng tháng đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã theo đơn vị hành chính của tỉnh Nam Định hiện nay như sau:

– Ở xã, thị trấn:

+ Loại I: 1,06 lần lương cơ sở;

+ Loại II: 0,93 lần lương cơ sở;

+ Loại III: 0.79 lần lương cơ sở.

– Ở phường:

+ Loại I: 1,1 lần lương cơ sở;

+ Loại II: 0,97 lần lương cơ sở.

Qua các thông tin nêu trên, bạn đọc đã có được các thông tin cơ bản về các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã. Chúng tôi mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi