Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các biện pháp cưỡng chế tiền nợ thuế?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6048 Lượt xem

Các biện pháp cưỡng chế tiền nợ thuế?

Công ty tôi đã làm đơn và được cơ quan thuế xác nhận có một khoản thuế không tính là chậm nộp là 1.700.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó cơ quan thuế lại ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn hết hạn sử dụng với cả số tiền không tính là chậm nộp nêu trên. Xin hỏi, cơ quan thuế làm như vậy có đúng pháp luật hay không?

 

Câu hỏi:

Hiện tại đơn vị của em nợ tiền thuế là 5.000.000.000 đồng. Công ty em có làm thủ tục không tính tiền chậm nộp và gửi lên cơ quan thuế và được ban hành thông báo không tính tiền chậm nộp số tiền thuế là 1.700.000.000 đồng. Và hiện tại đơn vị em có khoản nợ là 2.000.000.000 quá hạn 90 ngày, cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản với khoản nợ này.

Sau 30 ngày hết hiệu lực quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản thì cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định cưỡng chế hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Sau khi em nghiên cứu các văn bản thì thấy có văn bản ghi rõ là không thực hiện cưỡng chế đối với đơn vị có hồ sơ không tính tiền chậm nộp. Vậy xin hỏi luật sư, cơ quan thuế ra quyết định cưỡng chế hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với đơn vị như thế là đúng hay sai? Vì nếu quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với khoản nợ 2.000.000.000 quá hạn thì  đúng, nhưng quyết định hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì trong đó có cả khoản không tính tiền chậm nộp.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư của Luật Hoàng Phi xin được đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, số tiền không tính là chậm nộp được hiểu là khoản tiền thuế phát sinh từ những hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán từ nguồn tiền trích từ ngân sách Nhà nước nhưng do các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước chậm thực hiện việc thanh toán nên việc đóng thuế chưa thực hiện được. Trong trường hợp của công ty bạn, công ty đã làm đơn và được cơ quan thuế xác định số tiền thuế không tính là chậm nộp là 1.700.000.000 đồng qua thông báo chính thức gửi cho công ty. 

 Do đó, số tiền nợ thuế của công ty sẽ không tính 1.700.000.000 đồng nêu trên.

Thứ hai, việc cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn không còn giá trị sử dụng tính cả khoản tiền không tính là chậm nộp là trái với quy định của pháp luật.

Cụ thể, khoản 1 điều 3 Thông tư số 215/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành  cưỡng chế các quyết định hành chính  thuế quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là biện pháp cưỡng chế)

a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

c) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

d) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

đ) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

e) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”

Điểm 6 khoản 10 điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 39/201/TT-BTC về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định :

6.Trách nhiệm của cơ quan thuế

a) Cơ quan thuế thực hiện giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nếu phát hiện người nộp thuế được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nhưng không nộp kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, theo đó tính tiền chậm nộp kể từ ngày kế tiếp ngày người nộp thuế được thanh toán và thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật

b) Cơ quan thuế chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với trường hợp không tính tiền chậm nộp theo quy định tại Điều này

Theo đó, trong trường hợp này, cơ quan thuế không được tiến hành các biện pháp cưỡng chế  thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng  đối với số tiền thuế không tính là chậm trả 1.700.000.000 đồng của công ty bạn . Để bảo vệ quyền lợi của mình, công ty bạn cần làm đơn khiếu nại quyết định hành chính đối với việc ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn hết hạn sử dụng đối với cả số tiền thuế không tính là chậm nộp gửi đến chính cơ quan thuế có thẩm quyền đã ra quyết định đó để được giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi