Luật Hoàng Phi Tài liệu Là gì? Bổn phận của trẻ em là gì?

Bổn phận của trẻ em là gì?

Pháp luật trao cho trẻ em những quyền cơ bản trong đó có quyền được bảo vệ chăm sóc bởi gia đình, nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác, cộng đồng, xã hội, đồng thời, trẻ em cũng phải có bổn phận với những người mà đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ chăm sóc mình.

Một trong những đối tượng yếu thế và dành được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp trong xã hội đó là trẻ em. Trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật quốc tế bảo vệ đặc biệt bởi lẽ đây là đối tượng dễ bị tổn thương, bị lợi dụng nhất khi xảy ra xung đột vũ trang hoặc có sự bất ổn về kinh tế, chính trị. Vậy Bổn phận của trẻ em là gì?

Quyền của trẻ em là gì?

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.

Quyền của trẻ em gồm các nhóm quyền cơ bản sau:

– Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

– Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

– Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

– Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

– Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

– Quyền vui chơi, giải trí: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

– Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Quyền về tài sản: Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

– Quyền bí mật đời sống riêng tư.

– Quyền được sống chung với cha, mẹ.

– Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ.

– Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi.

– Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.

– Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.

– Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.

– Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

Trước khi tìm hiểu về Bổn phận của trẻ em là gì? cần nắm được các quyền của trẻ em như nội dung đã phân tích ở trên.

Bổn phận của trẻ em là gì?

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi cả về thể chất và tinh thần chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy pháp luật trao cho trẻ em những quyền cơ bản trong đó có quyền được bảo vệ chăm sóc bởi gia đình, nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác, cộng đồng, xã hội, đồng thời, trẻ em cũng phải có bổn phận với những người mà đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ chăm sóc mình.

Theo quy định của Luật Trẻ em 2016 trẻ em có những bổn phận sau đây:

– Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

– Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

+ Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.

+ Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

– Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

+ Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.

+ Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

+ Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

– Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

+ Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

+ Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

– Bổn phận của trẻ em với bản thân

+ Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

+ Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

+ Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

+ Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

+ Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Gia đình có vai trò như thế nào đối với trẻ em?

Bổn phận của trẻ em là gì? đã được giải đáp ở nội dung trên, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với trẻ em cụ thể như sau:

Ở trong mỗi gia đình trẻ em là những thành viên đặc biệt, là tương lai, là người kế tục huyết thống và truyền thống của gia đình, nên từ xưa tới nay, trong quan niệm của xã hội, gia đình luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Cha mẹ là người sinh thành, dưỡng dục bằng tình cảm, tình yêu thương vô bờ và trách nhiệm hết sức lớn lao. Có thể nói, cha mẹ là người gần gũi con nhiều nhất, giáo dục con tỷ mỉ nhất, toàn diện nhất; là người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc hình thành nhân cách, tạo dựng ngôn ngữ; thói quen, hành vi đạo đức tốt và phát triển trí tuệ, năng khiếu cho trẻ em.

Gia đình, các bậc cha mẹ muốn làm tốt vai trò của mình trước hết cần thường xuyên chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Các bậc cha mẹ, người lớn cần làm gương tốt từ lời nói đến hành động, mọi người biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ nhau.

Cha mẹ cần hiểu tâm sinh lý của con trẻ để có phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục phù hợp, động viên khích lệ kịp thời lời nói và hành vi tốt, nhắc nhở phê bình lời nói, cử chỉ, hành động chưa tốt của con trẻ. 

Từ những phân tích ở trên có thể thấy được rằng gia đình chính là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất có vai trò định hướng đối với sự phát triển của trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần, nhất là trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách và định hướng lối sống. 

Nhà trường có vai trò như thế nào đối với trẻ em?

Ngoài nội dung Bổn phận của trẻ em là gì? thì vai trò của nhà trường đối với trẻ em cũng là một nội dung được nhiều người tìm hiểu.

Trước hết phải nói rằng, nhà trường chính là cái nôi ươm mầm của thế hệ trẻ, là nơi dạy dỗ, truyền tải những tri thức về mọi mặt trong cuộc sống cho chúng ta. Từ những kiến thức căn bản trong cuộc sống, những văn hóa ứng xử hàng ngày. Nhà trường góp phần giáo dục lên thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhà trường luôn mang lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất. Những tri thức, phẩm chất đạo đức tốt, là nơi giúp hình thành nhân cách của con người. Một người nếu muốn trở thành một người hữu ích, cần có sự giáo dục của nhà trường và đó cũng là vai trò quan trọng nhất của nhà trường.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

FWB, ONS, GWTF là gì? Ý nghĩa từ FWB, ONS, GWTF?

"FWB" là viết tắt của cụm từ "Friends with Benefits", nghĩa là hai người có mối quan hệ bạn bè nhưng đồng thời cũng có quan hệ tình dục mà không có cam kết về mối quan hệ lâu dài hoặc đích thân là tình nhân của...

lgbt là gì? lgbt viết tắt từ từ nào? lgbt có mấy loại?

lgbt là gì? lgbt viết tắt từ từ nào? lgbt có mấy loại? tất tần tật các thắc mắc liên quan đến lgbt sẽ được chúng tôi giải thích qua bài viết sau...

Tình yêu là gì? Các khái niệm về tình yêu cần biết

Tình yêu là một khái niệm rất phức tạp và đa dạng, thể hiện sự gắn kết, quan tâm, chăm sóc, và sự rung cảm giữa hai hay nhiều cá nhân....

Thẻ tín dụng là gì? Hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng hợp lý

Thẻ tín dụng là một loại thẻ có thể được sử dụng để mua sắm hoặc chi tiêu một khoản tiền mà bạn không cần phải trả ngay tại thời điểm sử...

Yêu đơn phương là gì? Biểu hiện tình yêu đơn phương

Yêu đơn phương là cảm giác yêu thương một người nhưng không được đáp lại tình cảm đó từ người...

Xem thêm