Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động mới nhất
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3662 Lượt xem

Quy định sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động mới nhất

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Điều 35 Bộ luật Lao động quy định về thủ tục, cách thức thực hiện và hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Quy định của pháp luật lao động về sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động

Theo quy định Điều 35 Bộ luật lao động 2012 về sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động:

“1.  Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”

Quy định sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động:

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Lý do của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động có thể do chính sách, pháp luật của Nhà nước có sự thay đổi, chính sách nội bộ của doanh nghiệp thay đổi, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp thay đổi hoặc những lý do khác mà bên có nhu cầu sửa đổi, bổ sung đưa ra và được bên kia chấp nhận.

Điều 35 Bộ luật Lao động quy định về thủ tục, cách thức thực hiện và hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

1. Về thủ tục và cách thức thực hiện sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động hay người lao động đều có quyền đề xuất việc sửa đổi, bổ sung bất kỳ nội dung nào của hợp đồng lao động. Bên nào có yêu cầu phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để bên kia nghiên cứu và chuẩn bị cho việc đàm phán, thương lượng về những nội dung yêu cầu đó. Mặc dù Bộ luật Lao động không quy định cụ thể nhưng khi thông báo, bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cần nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn đối với từng nội dung sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn quá trình thương lượng của hai bên.

Trường hợp hai bên thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì sẽ được thực hiện bằng một phụ lục hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới để thay thế.

Trên thực tế, thường các bên sẽ sử dụng phụ lục hợp đồng trong trường hợp sửa đổi, bổ sung một hoặc một số điều khoản nhất định của hợp đồng lao động đang thực hiện mà không ảnh hưởng tới các điều khoản khác; trường hợp có sự thay đổi căn bản nội dung của hợp đồng hoặc để xử lý triệt để về mặt kỹ thuật soạn thảo và tra cứu hợp đồng hai bên sẽ ký hợp đồng lao động mới để thay thế.

2. Về hậu quả pháp lý thực hiện sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động

Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cần được xem xét ở cả hai trường hợp: trường hợp hai bên thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động và trường hợp hai bên không thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp hai bên thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động (ký phụ lục hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới) thì hai bên sẽ thực hiện theo các thỏa thuận đã đạt được ghi trong phụ lục hoặc theo hợp đồng lao động mới. Yêu cầu đặt ra là những thỏa thuận này không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và thỏa ước lao động tập thể hợp pháp (nếu có). Trường hợp kết quả thỏa thuận của các bên có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội và thỏa ước lao động tập thể hợp pháp thì nội dung này không có hiệu lực thi hành, các bên phải thực hiện các nội dung tương ứng trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Trường hợp hai bên không thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì hai bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Về lý thuyết và thực tiễn, nếu không thỏa thuận được để thay đổi quyền, nghĩa vụ thì có thể phát sinh bất đồng giữa hai bên. Trong trường hợp đó, các bên đã có một xung đột tranh chấp về lợi ích. Nếu có việc yêu cầu giải quyết thì xung đột đó được giải quyết theo quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi