• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương |
  • 3035 Lượt xem

Đại diện thương lượng tập thể là gì?

Điều 69 Bộ luật lao động quy định chủ thể đại diện thương lượng tập thể ở hai phạm vi: doanh nghiệp và ngành và số người tham dự phiên họp thương lượng. Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thoả thuận.

Quy định của pháp luật lao động về đại diện thương lượng tập thể:

Theo quy định Điều 69 Bộ luật lao động 2012 về đại diện thương lượng tập thể:

“1. Đại diện thương lượng tập thể được quy định như sau:

a. Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;

b. Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành.

2. Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thoả thuận.

Tư vấn Quy định đại diện thương lượng tập thể

Điều 69 quy định chủ thể đại diện thương lượng tập thể ở hai phạm vi: doanh nghiệp và ngành.

1. Ở phạm vi doanh nghiệp

Chủ thể đại diện thương lượng tập thể cho bên tập thể lao động là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 BLLĐ, là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

Như vậy, theo quy định này, chủ thể đại diện của bên tập thể lao động phải là người có thẩm quyền của tổ chức công đoàn. Pháp luật không thừa nhận đại diện do tập thể lao động cử ra tiến hành thương lượng. Điều đó cho thấy rằng, pháp luật tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, tức là tăng cường tính tổ chức của bên người lao động trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Bên người sử dụng lao động, là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động.

Pháp luật không thừa nhận người được ủy quyền theo Điều lệ tổ chức doanh nghiệp được tham gia thương lượng như trước đây. Điều đó cho thấy rằng, pháp luật quy định đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động, tiến hành thương lượng trực tiếp, nhằm bảo đảm hiệu quả của việc thương lượng và bảo đảm kết quả thương lượng được thực thi trên thực tế. Sở dĩ như vậy là vì để bảo đảm tính cân xứng với phía tập thể lao động, đồng thời đề cao vai trò, vị trí của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

2. Ở phạm vi ngành

Bên tập thể lao động, là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành. Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành. Tùy theo việc người sử dụng lao động ngành là thành viên của tổ chức đại diện nào thì đại diện của tổ chức đại diện đó tham gia thương lượng tập thể.

Khi tiến hành thương lượng tập thể, đại diện thương lượng tập thể phải là những chủ thể có thẩm quyền nêu trên. Trường hợp chủ thể đại diện thương lượng không bảo đảm theo quy định thì mặc dù thỏa ước lao động tập thể được ký kết cũng sẽ bị xác định vô hiệu.

Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên hoàn toàn do hai bên thỏa thuận. Quy định này nhằm bảo đảm tính linh hoạt và quyền tự định đoạt, đồng thời bảo đảm rộng rãi hơn quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động cũng như tính hiệu quả của việc thương lượng, nhất là khi có sự mở rộng các thành phần có chuyên môn phù hợp cùng tham gia.

Đánh giá bài viết:
4.5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu quyết định thưởng lễ 30/4 và 1/5 năm 2023

Theo Luật Lao động hiện hành tại Việt Nam, việc thưởng lễ 30/4 và 1/5 là một quyền lợi của người lao động và không bắt buộc cho các doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định thưởng lễ cho nhân viên, thì phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm Luật Lao động và các quy định khác về chế độ thưởng của doanh...

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Kể từ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, sau 10 ngày, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn, cuộc họp sẽ phải bầu ra ban thường vụ và các chức danh trong công...

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 được nghỉ mấy ngày?

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để tất cả mọi người trên khắp đất nước Việt Nam tưởng nhớ đến công ơn của các Vua Hùng dựng nước. Lễ được tổ chức long trọng hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ....

30/4 -1/5 năm 2023 nghỉ mấy ngày?

Theo điều 112 Bộ luật lao động đã trích dẫn trên đây, 30/4 và 1/5 người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương đúng 2 ngày này ( 30/4 nghỉ 1 ngày và 1/5 nghỉ 1...

1/1/2023 shipper có làm việc không?

Khách hàng quan tâm đến 1/1/2023 shipper có làm việc không? vui lòng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi