Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4179 Lượt xem
4.2/5 - (18 bình chọn)

Câu hỏi : Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?

A. Đọc sai điểm để được điểm cao.

B. Không giữ đúng lời hứa.

C. Bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng D.

Biểu hiện của không có lòng tự trọng là đọc sai điểm để được điểm cao, không giữ đúng lời hứa, bịa đặt nói xấu người khác.

Lý giải việc chọn đáp án D là do:

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Biểu hiện tự trọng:

Cư xử đàng hoàng, đúng mực.

Biết giữ lời hứa và làm tròn nhiệm vụ của mình.

Không để người khác phải nhắc nhở chế trách.

Ý nghĩa tự trọng:

Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người.

Nó giúp ta có nghị lực vươn lên vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Tục ngữ, thành ngữ về tự trọng:

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

Đói cho sạch, rách cho thơm

Ví dụ về tự trọng:

– Không làm được bài những Kiên không quay cóp và nhìn bài của bạn.

– Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình.

Ví dụ về không có lòng tự trọng:

– Khi có khuyết điểm và được nhắc nhở Nam đều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa.

– Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới đêm khoe với bố mẹ, còn điểm kém thì dấu đi.

– Đang chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố hoặc mẹ mình đang lao động vất vả.

Một người thiếu đi lòng tự trọng khó có thể thành công. Họ luôn cảm thấy bản thân không đủ giỏi giang, không đủ tài năng. Và như vậy, họ thường có khuynh hướng bộc lộ những hành vi xấu.

Họ không dám đặt ra bất kỳ mục tiêu cho bản thân. Họ không tin rằng mình xứng đáng hay có cơ hội thành công.Rút vào vỏ ốc của mình, không dám tham gia vào bất cứ việc gì. Vì họ sợ thất bại, sợ phạm sai lầm và sợ bị người khác từ chối. Dễ chịu tác động từ bên ngoài. Dễ tự ái, dễ bị tổn thương. Tỏ thái độ bất cần đời.

Bởi vì hơn ai hết, chúng cảm thấy mình vô dụng và bất lực không thể thay đổi được điều gì. Chính cái cảm nhận không thể quản lý cuộc đời mình đã khiến chúng có thái độ chối bỏ tất cả. Có khuynh hướng lăng mạ và coi thường người khác.

4.2/5 - (18 bình chọn)