Biên tập viên là gì?
Biên tập viên là những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình… Nhiệm vụ chính của họ là kiểm duyệt sự chính xác của các sản phẩm về mặt nội dung, ngữ pháp, hình thức hay cả cách trình bày, nhằm đảm bảo cho các tác phẩm đều chỉn chu trước khi đưa đến với công chúng.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân cũng từ đó mà được nâng cao. Hiện nay phương tiện truyền thông được đẩy mạnh, do vậy mà người dân có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để tiếp nhận thông tin.
Nhưng nhìn chung để có thể đem lai những sản phẩm có tính chính xác cao, dể dàng theo dõi đến cho người đọc thì là công sức của rất nhiều người, trong đó có biên tập viên.
Biên tập viên là gì? Họ có vai trò gì trong việc đem thông tin đến cho khán giả? Với nội dung của bài viết hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.
Hiểu thế nào là biên tập viên?
Biên tập viên là những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình… Nhiệm vụ chính của họ là kiểm duyệt sự chính xác của các sản phẩm về mặt nội dung, ngữ pháp, hình thức hay cả cách trình bày, nhằm đảm bảo cho các tác phẩm đều chỉn chu trước khi đưa đến với công chúng.
Biên tập viên thực chất là thuật ngữ sử dụng khá là phổ biến trong lĩnh vực báo chí, truyền hình. Đây là vị trí công việc dễ nhìn thấy nhất trong đài truyền hình hay ở những cơ quan báo chí. Còn ở trong tòa soạn báo thì đây là vị trí cao nhất, chịu trách nhiệm kiểm duyệt cuối cùng cho các tác phẩm của toàn bộ các nhà báo, phóng viên của tòa soạn mình.
Nếu như ví những nhà văn tạo ra những tác phẩm của riêng mình bằng những ý tưởng, những phóng viên kiến tạo ra đứa con tinh thần của mình bằng chính chất liệu của của sống và điều chỉnh nó bằng chính ngòi bút của mình. Thì biên tập viên chính là người đảm nhận cho những tác phẩm này “phóng bút” trong tầm kiểm soát của nhiều quy định pháp luật, quy định của chính cơ quan đó, kiểm duyệt cả về phần chính tả, ngữ pháp sử dụng, cách đặt vấn đề, cách trả lời câu hỏi có phù hợp với đối tượng tiếp cận của tòa soạn hay không.
Giống như một chương trình truyền hình phát sóng trước hàng triệu công chúng, trước đó đã phải nhiều lần trải qua khâu kiểm duyệt, soát lỗi, chỉnh sửa hình ảnh…để đảm bảo sao cho nội dung lên sóng có thể truyền đạt được hết những thông điệp của chương trình, đồng thời thu hút được tỷ lệ người xem cao. Đây chính là những công việc hàng ngày của những biên tập viên làm bên mảng truyền hình.
Ngoài việc làm rõ biên tập viên là gì? Chúng tôi còn chia sẻ thêm các thông tin hữu ích có liên quan trong phần tiếp theo của bài viết.
Nơi làm việc của biên tập viên
Biên tập viên có thể công tác tại nhiều nơi khác nhau, phụ thuộc vào tính chất chuyên ngành mà họ theo đuổi là gì, điển hình có thể kể đến một số nơi làm việc của biên tập viên như sau:
– Tòa soạn báo, nhà xuất bản, đài truyền hình, đài phát thanh
– Các vụ, cục, sở báo chí, văn hóa thuộc tỉnh, thành phố,…
– Các Bộ, ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội.
– Các công ty làm việc ngành truyền thông. Các biên tập viên hoàn toàn có thể ứng tuyển vào việc làm ngành truyền thông, marketing… Du không hoàn toàn đúng nghề những những kiến thức, kỹ năng chuyên môn của biên tập viên sẽ giúp họ làm việc tốt trong những tổ chức này.
– Bộ phận nội dung, truyền thông của các doanh nghiệp.
– Khoa Báo chí của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.
– Đại sứ quán.
Công việc của biên tập viên
Như đã phân tích ở trên, tùy thuộc vào những lĩnh vực khác nhau họ theo đuổi mà sẽ có môi trường làm việc và công việc hàng ngày là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mọi công việc của biên tập viên đề có tính chất chính đó là đảm bảo tính chuẩn xác là cao nhất trong nội dung của bất kì các sản phẩm nào trước khi đưa đến với công chúng.
Đối với những biên tập viên làm việc trong lĩnh vực báo chí thì công việc của họ phải đảm nhận có thể là:
– Tiếp nhận các bài viết từ các phóng viên sau khi họ đã hoàn thành;
– Đọc, phân tích và tiến hành chỉnh sửa về mặt nội dung, hình thức và các câu từ trong bài viết;
– Kiểm tra tính chính xác của những thông tin xuất hiện trong bài viết;
– Đảm bảo tính uy tín của phóng viên viết bài và tòa soạn;
– Góp phần định hướng cho tòa soạn về mặt nội dung và hình thức.
Những công việc thường gặp của biên tập viên làm bên mảng truyền hình như:
– Tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy;
– Lên ý tưởng và biên tập lại những thông tin đã tìm hiểu thành một bản tin hoàn chỉnh;
– Luôn đảm bảo bản thân với hình ảnh chỉn chu, lịch sự, nghiêm túc khi lên sóng.
– Đọc tin, truyền đạt thông tin tới khán giả sao cho rõ ràng, dễ hiểu, thu hút.
– Ứng biến nhanh với các tình huống phát sinh khi đang ghi hình.
Những biên tập viên làm việc trong lĩnh vực sản xuất lại thực hiện các công việc như sau:
– Phối hợp cùng tác giả viết sách cấu tạo nên nội dung sơ bộ và cấu trúc của cuốn sách.
– Tiếp nhận nội dung phác thảo từ tác giả.
– Tiến hành đọc, phân tích và nghiên cứu, xem xét tổng thể, đưa ra ý kiến đóng góp với tác giả về việc chỉnh sửa, thêm bớt nội dung.
– Kiểm tra tỉ mỉ về mặt nội dung, xây dựng nhân vật, nội tâm nhân vật, tình huống đặt ra và chính tả của cuốn sách.
– Kiểm tra, chọn lọc và sắp xếp vị trí của hình ảnh minh họa có trong cuốn sách.
– Góp ý đặt tên cho cuốn sách.
Các trường đào tạo biên tập viên hiện nay
Để trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp, bạn có thể đăng ký học các trường lớp sau:
– Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)
– Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
– Đại học Văn hóa Hà Nội
– Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
– Học viện Báo chí & Tuyên truyền
– Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
– Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Biên tập viên là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
Chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị , kín đáo và vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt...

Ban quản trị nhà chung cư là gì?
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó, trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên...

Thanh tra viên là gì? Mức lương của thanh tra viên
Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu...

Ý kiến pháp lý quy định tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp...
Xem thêm