Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Biên chế là gì? Phân biệt biên chế với hợp đồng lao động?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 8931 Lượt xem

Biên chế là gì? Phân biệt biên chế với hợp đồng lao động?

Biên chế là số người làm việc vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời han trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước được hưởng các chế độ về lương và phụ cấp do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt dưới sự hướng dẫn của Nhà nước.

Được tuyển dụng vào các vị trí trong cơ quan Nhà nước là mong ước của rất nhiều người. Bởi lẽ, mục tiêu phấn đấu duy nhất của họ là vào biên chế, vì tính chất đảm bảo sự ổn định về vị trí việc làm của nó.

Do đó, mà hiện nay có một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ngại phấn đấu và trì trệ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.

Vậy Biên chế là gì? Nhà nước đã có chính sách gì để khác phục những hạn chế trên? Để hiểu rõ các vấn đề trên Tổng đài tư vấn 19006557 xin giới thiệu đến quý vị bài viêt sau đây.

Biên chế là gì?

Biên chế là số người làm việc vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời han trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước được hưởng các chế độ về lương và phụ cấp do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt dưới sự hướng dẫn của Nhà nước.

Vị trí này đảm bảo sự ổn định cho đến khi nghỉ hưu, nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc không tự nguyện nghỉ việc.

Sau khi đã nắm bắt được Biên chế là gì? Vậy câu hỏi đặt ra Biên chế được sử dụng cho đối tượng nào?

Theo quy định hiện nay Biên chế được sử dụng cho các đối tượng sau: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định pháp luật.

Tinh giản biên chế là gì?

Tinh giản biên chế là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua công tác đánh giá, xếp loại, đưa ra khỏi chế độ biên chế với đối tượng do dôi dư, hạn chế năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao, không thể bố trí sắp xếp được công việc khác.

Người thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng một số chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Theo nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế bao gồm:

1/ Dôi dư do rà soát, tổ chức lại bộ máy nhân sự do đơn vị, cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, tuy nhiên lại không thể bố trí công việc khác.

2/ Chưa đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn vị trí công việc đang đảm nhận mà không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại hoặc được cơ quan bố trí vào việc làm khác.

Ngoài ra, có thể do phía cá nhân chủ động muốn thực hiện tinh giản biên chế mà được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị quản lý.

3/ Chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện tại dẫn đến kết quả thực hiện công việc không cao nhưng không thể bố trí được vào công việc khác hoặc được cơ quan, đơn vị quản lý bố trí việc làm khác.

4/ Dựa vào kết quả đánh giá, xếp loại mức hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nếu thuộc các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc còn hạn chế về năng lực.

Ngoài ra, tại thời điểm xét tinh giản biên chế, xét thấy trong từng năm đều có số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do thuộc diện ốm đau theo quy định pháp luật về bảo hiểm.

5/ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi chức vụ do sắp xếp, tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Phân biệt biên chế và hợp đồng lao động

Tiêu chíBiên chếHợp đồng lao động
Vị trí công việcVị trí công việc lâu dài hay vô thời hạn được quốc hội, chính phủ hoặc hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch các chức danh trong bộ máy nhà nướcCông việc theo hợp đồng lao động có thể không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn.

Đặc biệt, đối với hợp đồng xác định thời hạn, cá nhân chỉ làm việc trong một thời hạn nhất định.

Điều đó đồng nghĩa hết thời hạn này, cá nhân đó phải nghỉ việc và tìm công việc mới nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng.

Chủ thể tham gia ký kếtNgười sử dụng lao động luôn phải là Nhà nướcNgười sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước.
Hình thức thi tuyểnThi tuyển hoặc phỏng vấnPhỏng vấn
Chế độ đãi ngộĐược hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, các quyền lợi, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác.Chỉ được hưởng các chế độ đãi ngộ nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về điều khoản này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Biên chế là gì? của tổng đài tư vấn 1900 6557, mọi vấn thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi