Biên bản ghi nhớ là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4788 Lượt xem
5/5 - (10 bình chọn)

Trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng chính thức, các bên thường có những buổi đàm phán, thương lượng về nội dung của hợp đồng đang dự định ký kết. Thông thường, đối với những hợp đồng có giá trị lớn, phức tạp, các bên sẽ lập văn bản ghi nhận những nội dung đã thương lượng, đàm phán được để có thể làm cơ sở ký kết hợp đồng chính thức sau này. Văn bản này được gọi là biên bản ghi nhớ. Chính vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về Biên bản ghi nhớ là gì? Quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Ghi nhớ là gì?

Ghi nhớ là quá trình tạo ra và lưu giữ thông tin trong bộ não, để có thể khôi phục và sử dụng lại thông tin đó khi cần thiết. Quá trình ghi nhớ bao gồm các giai đoạn như tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ và khôi phục thông tin.

Tiếp nhận thông tin là giai đoạn nhận và tiếp nhận các thông tin mới từ môi trường bên ngoài hoặc từ bộ nhớ trong. Xử lý thông tin là giai đoạn phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin tiếp nhận, và lựa chọn thông tin quan trọng và cần thiết để lưu giữ. Lưu giữ thông tin là quá trình lưu trữ thông tin trong bộ nhớ dài hạn của não. Khôi phục thông tin là quá trình lấy ra và sử dụng lại thông tin đã được lưu giữ trong bộ nhớ.

Quá trình ghi nhớ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất của thông tin, tình trạng sức khỏe, trình độ giáo dục và kinh nghiệm của cá nhân. Việc sử dụng kỹ thuật như lặp lại, tổng hợp, phân tích, ghi chép, v.v. cũng có thể giúp cải thiện quá trình ghi nhớ.

Ghi nhớ là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong nhiều hoạt động, như học tập, làm việc, giao tiếp, v.v. Việc cải thiện quá trình ghi nhớ có thể giúp cải thiện hiệu quả làm việc và học tập, đồng thời giúp nâng cao trí nhớ và khả năng tư duy của cá nhân.

Biên bản ghi nhớ là gì?

Biên bản ghi nhớ là một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương), biên bản ghi nhớ tiếng Anh là Memorandum of Understanding, tên viết tắt là MoU, nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một dòng hành động chung dự định.

Biên bản ghi nhớ thường được sử dụng hoặc trong trường hợp các bên không ngụ ý cam kết pháp lý hoặc trong các tình huống mà các bên không thể tạo ra một thỏa thuận có thể thực thi về mặt pháp lý.

Biên bản ghi nhớ có giá trị pháp lý không?

Biên bản ghi nhớ là gì? Biên bản ghi nhớ có giá trị pháp lý hay không? Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ được nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào.

Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải thoả mãn các điều kiện sau:

Một là: Xác định được các bên tham gia vào giao ước;

Hai là: Nêu ra nội dung và mục đích;

Ba là: Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;

Bốn là: Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Hiện tại thì vẫn chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn việc áp dụng trong thực tế, khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nói trên, biên bản ghi nhớ sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng và vẫn sẽ được coi là chứng cứ khi khởi kiện.

Vì thế, các quy định trong biên bản ghi nhớ vẫn có thể làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên tham gia và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện nó.

Mối quan hệ giữa hợp đồng và biên bản ghi nhớ

Các bên đàm phán có thể ký kết với nhau một hoặc nhiều thỏa thuận nhằm mục đích lập kế hoạch đàm phán, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thống nhất hoặc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ thể về sau. 

Thông thường, bản hợp đồng sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn về các nội dung thỏa thuận chính mà các bên đã ký kết trong biên bản ghi nhớ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu các bên có những thỏa thuận khác và cùng đồng ý thay đổi điều khoản của biên bản ghi nhớ mà sự thay đổi này không làm phương hại đến lợi ích của các bên, hay bất kỳ bên thứ ba nào khác cũng như không trái với quy định của pháp luật thì các bên vẫn có quyền thay đổi nội dung của biên bản ghi nhớ.

Tuy nhiên, sự thay đổi này phải được chú thích một cách rõ ràng trong bản hợp đồng ký kết sau cùng, để tránh gây nhầm lẫn, khó khăn trong việc giải quyết khi thực hiện hay có tranh chấp phát sinh.

Thông thường việc ký kết hợp đồng cuối cùng sẽ làm cho một số biên bản ghi nhớ đương nhiên hết hiệu lực.

Nội dung biên bản ghi nhớ

Biên bản ghi nhớ là gì? Nội dung biên bản ghi nhớ thường bao gồm một số nội dung chính sau:

+ Địa điểm, ngày, tháng, năm lập biên bản;

+ Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, thư điện tử, người đại diện và chức vụ của người đại diện theo pháp luật;

+ Nội dung vấn đề mà các bên muốn thương lượng, đàm phán;

+ Các điều khoản được đàm phán, thương lượng như: giá cả, công nợ, tiến độ thực hiện công việc, ký kết hợp đồng chính thức, trách nhiệm thông báo trước, trách nhiệm cung cấp thông tin…;

+ Thời điểm và thời hạn phát sinh hiệu lực của biên bản;

+ Trường hợp biên bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực;

+ Giá trị pháp lý của  biên bản ghi nhớ so với hợp đồng chính thức.

Cách soạn thảo biên bản ghi nhớ

Nhìn chung, một biên bản ghi nhớ không có yêu cầu quá khắt khe về hình thức và nội dung, nhưng tối thiểu phải đảm bảo các vấn đề sau:

+ Thông tin của các bên tham gia đàm phán phải đảm bảo chính xác;

+ Nội dung vấn đề mà các bên tham gia muốn đàm phán phải được thể hiện rõ, chẳng hạn: ghi nhớ về việc góp vốn thì góp vốn vào doanh nghiệp nào, với tư cách gì; nếu là hợp tác đào tạo thì phải thể hiện là đào tạo ngành nghề gì, cho đối tượng nào…;

+ Nội dung ghi nhớ có thể là chi tiết, hoặc chỉ mang tính mang tính khái quát chung nhưng câu từ phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ được hiểu theo một nghĩa duy nhất;

Tùy theo nhu cầu thì các bên có thể ghi nhận thêm các điều khoản về bảo mật, trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba…

Những trường hợp biên bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực, chẳng hạn: hết thời hạn được quy định trong biên bản; một trong các bên phá sản, gói thầu bị hủy, bên khác trúng thầu, hợp đồng chính thức sẽ thay thế biên bản khi được ký kết…;

Cuối biên bản phải có chữ ký của người đại diện và đóng dấu của cá nhân, tổ chức đúng theo quy định pháp luật.

Thông thường, các bên chỉ ghi nhớ những vấn đề mang tính nguyên tắc và kèm theo điều khoản các nội dung chi tiết sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng chính thức.

Tóm lại, biên bản hợp tác (MOU) không phải là hợp đồng, tuy nhiên nó vẫn có giá trị thi hành nhất định với các bên, tùy theo nội dung ghi nhớ. Do đó, trước khi đặt bút ký xác nhận chúng ta  cần phải rà soát chi tiết để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

Trên đây là bài viết liên quan đến Biên bản ghi nhớ là gì? trong chuyên mục Là gì? được Luật Hoàng Phi cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website tbtvn.org để có thêm thông tin chi tiết.

>>>>> Tham khảo: Mẫu biên bản ghi nhớ mới nhất

5/5 - (10 bình chọn)