Bị cận, sâu răng có đi nghĩa vụ Công an được không?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2961 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Khi đăng ký tham gia nghĩa vụ Công an một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là Bị cận, sâu răng có đi nghĩa vụ Công an được không?

Nghĩa vụ Công an là gì?

Nghĩa vụ công an là việc công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. 

Trong thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng các chế độ như sau:

– Được cung cấp lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm…

– Từ tháng 13 trở đi được nghỉ phép năm 10 ngày (không kể ngày đi và về);

– Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

– Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

– Được ưu đãi về bưu phí;

– Được khen thưởng khi có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện;

– Được hưởng chế độ ưu đãi nếu bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ;

– Được bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

– Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo hoặc học sinh, sinh viên.

Khi xuất ngũ:

– Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

– Được bảo lưu kết quả và tiếp nhận vào học tập hoặc trở lại làm việc nếu trước khi đi nghĩa vụ đang học tập hoặc công tác;

– Được trợ cấp tạo việc làm;

– Được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.

Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe khi đi nghĩa vụ Công an

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2019/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn sức khỏe như sau:

Tiêu chuẩn thể lực để tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thực hiện theo quy định như sau:

– Phân loại sức khỏe gồm có 6 loại: Sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, loại 6 theo đó quy định về chiều cao, cân nặng, vòng ngực đối với nam và nữ được quy định cụ thể tại Bảng số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BCA.

– Tiêu chuẩn sức khỏe về lâm sàng, cận lâm sàng của công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thực hiện theo quy định hiện tại Bảng số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BCA.

– Chỉ công nhận đủ sức khỏe để tuyển chọn đối với công dân có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai) và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định tại Điều 6 Thông tư Thông tư 45/2019/TT-BCA.

Bị sâu răng có đi nghĩa vụ Công an được không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2019/TT-BCA thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2 và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Và tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có quy định cách cho điểm, cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa, vụ tham gia Công an nhân dân, cách phân loại sức khỏe được thực hiện theo các khoản: 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

– Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

– Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

– Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

– Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

– Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

– Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Theo đó, các bệnh về răng-hàm-mặt dẫn đến việc công dân không đảm bảo điều kiện về sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân được quy định tại Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BCA:

Như vậy, trường hợp bị sâu răng còn tùy thuộc vào độ sâu của răng thì mới xác định được sức khỏe loại mấy. Do đó có thể tham khảo quy định trên và nên đi khám nghĩa vụ công an để được Hội đồng khám kết luận đúng nhất.

Bị cận có đi nghĩa vụ Công an được không?

Các bệnh về mắt được quy định cụ thể tại Bảng số 2 Thông tư 45/2019/TT-BCA theo đó với các mức độ thị lực khác nhau sẽ có quy định về số điểm nhất định.

Trường hợp bị cận thị còn tùy thuộc vào mức độ cận thị là bao nhiêu thì mới xác định được sức khỏe loại mấy để biết có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ Công an hay không.

Cận thị có phải khám nghĩa vụ quân sự không?

Người bị cận thị vẫn phải đi khám nghĩa vụ quân sự theo quy định khi có lệnh gọi. Nếu tình trạng cận thị của bạn không đáp ứng được các tiêu chí thì bạn sẽ được miễn gọi nhập ngũ. 

Tại khoản 1 Điều 10 và khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự đã quy định hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe là một trong những hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự và sẽ bị xử phạt theo Luật.

Khi nào được miễn gọi nhập ngũ?

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 miễn gọi nhập ngũ đối với những trường hợp sau đây:

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Công dân được miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

5/5 - (5 bình chọn)