• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương |
  • 9060 Lượt xem

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2012 cũng đã định nghĩa về bệnh nghề nghiệp là gì? Theo đó bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động, danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.

Tư vấn bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Bộ luật lao động năm

Cũng giống như việc quy định về tai nạn lao động, Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2012 cũng đã định nghĩa về bệnh nghề nghiệp, theo đó bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Như vậy, bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thông thường mang tính bẩm sinh hoặc phát sinh từ điều kiện sống, môi trường sống tự nhiên và xã hội mà phải xuất phát từ yếu tố “nghề nghiệp”. Bệnh nghề nghiệp dứt khoát phải là loại bệnh lý do yếu tố độc, hại của nghề tác động vào cơ thể, qua các khí quan gây bệnh, có trường hợp tích tụ trong thời gian dài sau đó gây bệnh (việc tích tụ bụi phổi, carbon, silicat nhiều năm gây ung thư, tiếp xúc TNT nhiều năm gây đục thuỷ tinh thể mắt…), có trường hợp gây bệnh nhanh chóng (ví dụ nhiễm độc, nhiễm trùng nghề nghiệp…).

Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh phát sinh có nguồn gốc từ nghề nghiệp đều được pháp luật công nhận là bệnh nghề nghiệp, nói cách khác, hiện đang có sự phân biệt giữa bệnh nghề nghiệp pháp định và bệnh nghề nghiệp y khoa.

Theo các nhà khoa học, số lượng và loại bệnh nghề nghiệp trong thực tế nhiều hơn số lượng các bệnh đã được pháp luật quy định để thực hiện chế độ đối với người lao động. Chính vì vậy, trong điều luật này, Bộ luật Lao động quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định bệnh nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động) và cơ chế phối hợp xác định bệnh nghề nghiệp. Điều đó một mặt nói lên sự chặt chẽ của pháp luật, mặt khác thể hiện sự phụ thuộc của việc công nhận bệnh nghề nghiệp vào ý chí của nhà làm luật, có thể gây nên sự thiệt thòi của người lao động trong trường hợp thật sự bị bệnh nghề nghiệp nhưng do không được pháp luật quy định nên không được hưởng chế độ bình đẳng như các trường hợp khác.

Vì bệnh nghề nghiệp là loại bệnh có tác hại và hậu quả lớn, có thể rất lâu dài đối với người lao động, con cái của người lao động, cả về phương diện thể chất, tinh thần, kinh tế, đời sống, và trên một phương diện rộng hơn, có ảnh hưởng đối với cả người sử dụng lao động và xã hội.

Do đó, Bộ luật quy định “Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt” nhằm kịp thời phòng tránh, phát hiện, chữa trị.


Quý vị vui lòng tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động?

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi có thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi đã làm việc trong trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm từ năm 1995 và thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. Cho nên tháng 5/2016, tôi đã bị nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật suy giảm 25% khả năng lao động và phải nằm viện điều trị trong 20 ngày. Vậy điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp và hồ sơ hưởng như thế nào? Trong trường hợp này tôi có được hưởng chế độ ốm đau những ngày điều trị tại bệnh viện không?

Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi chân thành cám ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn về Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

Theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Theo đó, trong trường hợp người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do bị bệnh nghề nghiệp thì sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 46 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.”

Cho nên, người lao động khi đáp ứng đủ 2 điều kiện thì sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

– Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

Theo thông tin bạn cung cấp: bạn bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật do đã tiếp xúc nhiều với hóa chất trong quá trinh làm việc. Theo đó, căn cứ vào Khoản 14, Điều 3 và Phụ lục 14 Thông tư 15/2016/TT-BYT thì bệnh của bạn thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, mức độ suy giảm khả năng lao động cả bạn là 25% cho nên bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Vì vậy, bạn không được hưởng chế độ ốm đau mà bạn thuộc trường hợp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Thứ hai: Quy định về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp gồm các thành phần như sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với HOTLINE TƯ VẤN 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi