Bạo lực cách mạng là gì?
Bạo lực cách mạng là của giai cấp bị trị, yếu thế, bị đàn áp trong xã hội đối lập với bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị hống hách, bóc lột sức lao động của giai cấp bị trị.
Trong lịch sử, các nhà lãnh đạo cách mạng phải sử dụng nhiều chiến lược để đấu tranh lại lực lượng phản cách mạng. Một trong những hình thức cách mạng xã hội mang lại nhiều chiến thắng trong lịch sử của dân tộc ta, đó là bạo lực cách mạng. Vậy bạo lực cách mạng là gì? Vai trò của bạo lực cách mạng là gì?
Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến bạo lực cách mạng.
Bạo lực cách mạng là gì?
Dù cách mạng xã hội diễn ra dưới hình thức nào thì điều kiện để có thể đạt được thắng lợi là phải sử dụng bạo lực cách mạng.
Bạo lực cách mạng là của giai cấp bị trị đối trọng với bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống thống trị bằng sức mạnh hành động của quần chúng với sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng bằng một đường lối chính trị tiên tiến hướng dẫn, lãnh đạo vượt qua giới hạn pháp luật của giai cấp thống trị đương thời để cưỡng chế, cưỡng bức giai cấp phản động nhằm buộc chúng phải phục tùng ý chí của giai cấp cách mạng, lật độ nhà nước lỗi thời và xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng.
Bạo lực cách mạng là của giai cấp bị trị, yếu thế, bị đàn áp trong xã hội đối lập với bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị hống hách, bóc lột sức lao động của giai cấp bị trị.
Bạo lực cách mạng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau có thể là sử dụng phương tiện vũ khí như súng, đại bác… cũng có thể chỉ thể hiện ở sự phẫn nộ, ý chí quật cường của quần chúng nhân dân trong việc đáp trả bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị.
Vai trò của bạo lực cách mạng
Vai trò của bạo lực cách mạng được thể hiện ở tính phổ biến của nó. Nó bắt nguồn từ việc trong mọi cuộc cách mạng phải có bạo lực cách mạng thì mới có thể giành được chiến thắng – để giành giữ chính quyền thì giai cấp lãnh đạo cách mạng và quần chúng nhân dân phải sử dụng bạo lực cách mạng. Theo logic và lịch sử chứng minh, các giai cấp thống trị không bao giờ từ bỏ chính quyền nếu giai cấp bị trị không sử dụng bạo lực cách mạng và khi giành được chính quyền mới cũng sẽ không có đủ sức mạng để thống trị và bảo vệ mình nếu không sử dụng sức mạnh bạo lực.
Cuộc cách mạng triệt để nhất và sâu sắc nhất trong lịch sử loài người chính là cách mạng vô sản. Theo C.Mác và Ph.Angghen đã khẳng địnhtrong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản rằng: “chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có”. Như vậy, để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử là thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản thì giai cấp vô sản phải sử dụng bạo lực cách mạng.
Khẳng định vai trò quyết định của bạo lực cách mạng trong việc giành chính quyền không có nghĩa là gạt bỏ vai trò của phương pháp hòa bình. Phương pháp hòa bình có thể giành chính quyền khi mà giai cấp thống trị không có bộ máy bạo lực hoặc bộ máy bạo lực không còn ý chí chống lại giai cấp bị trị, sẵn sàng thỏa hiệp nếu đạt được quyền lợi với giai cấp bị trị. Vì khả năng giành chính quyền của phương pháp hòa bình rất thấp nên cần tranh thủ tận dụng đúng thời điểm vì đây cũng là con người ít đau khổ với nhân dân và có lợi ích nhất.
Đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa không chỉ là việc giành chính quyền mà nó là tổng hợp những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và tư tưởng bao gồm cả việc giữ chính quyền và thực hiện cải cách đời sống trong xã hội.
Vì sao bạo lực cách mạng là tất yếu?
I. Lênin đã kết luận tính tất yếu phổ biến của cách mạng bạo lực là nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản chỉ có thể theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực. Việc tất yếu được thể hiện bởi các lý do sau:
– Thứ nhất: giai cấp thống trị từ xưa đến nay không bao giờ tự nguyện từ bỏ vai trò thống trị của mình và thường sử dụng quyền lực của nhà nước với bộ máy bạo lực để đàn áp các phong trào cách mạng của giai cấp bị trị. Do giai cấp thống trị sử dụng bạo lực phản cách mạng nên để giành chiến thắng, lật đổ giai cấp thống trị và giành chính quyền giai cấp bị trị nhất thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng.
– Thứ hai: trong lịch sử chưa có phong trào cách mạng nào giành được chính quyền bằng con đường hòa bình không có bạo lực. Trong mọi trường hợp, giai cấp cách mạng muốn giành chính quyền đều phải sử dụng bạo lực làm hậu thuẫn sẵn sang đạp tan sự phản kháng bằng bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị.
– Thứ ba: phương pháp hòa bình để giành chiến thắng không đảm bải được sức mạng của quần chúng, của giai cấp bị trị để cho để giữ chính quyền.
– Thứ tư: Xu thế đối thoại hiện nay vẫn công nhận quan điểm mác-xít về cách mạng bạo lực. Bởi xu thế đối thoại được tạo ra do sự lớn mạnh của phong trào cách mạng và hòa bình, bởi sự cân bằng giữ bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng. Ví dụ: Lực lượng đế quốc coi trọng giải quyết xung đột bằng con đường đối thoại nhưng họ vẫn sử dụng bạo lực tàn nhẫn ở nhiều khu vực trên thế giới như việc Mỹ và liên quân tấn công Iraq năm 2003….
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến bạo lực cách mạng là gì? Vai trò của bạo lực cách mạng là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
Chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị , kín đáo và vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt...

Ban quản trị nhà chung cư là gì?
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó, trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên...

Thanh tra viên là gì? Mức lương của thanh tra viên
Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu...

Ý kiến pháp lý quy định tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp...
Xem thêm