Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 6360 Lượt xem
5/5 - (9 bình chọn)

Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Từ 02 khái niệm trên có thể hiểu bảo lãnh thanh toán là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện các nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khi đến hạn.

Quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng

Trước khi đi tìm hiểu quy định pháp luật về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thì chúng ta cùng đi tìm hiểu Quy định của pháp luật về bảo lãnh thanh toán nói chung đó là:

– Bên thực hiện bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh thanh toán một phần hay thanh toán toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

– Nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt, tiền lãi trên số tiền chậm trả và những trường hợp khi có thỏa thuận khác.

– Các bên có thể tự thỏa thuận việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện việc bảo lãnh thanh toán.

– Nếu nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh trong trương lai thì phạm vi bảo lãnh sẽ không bao gồm các nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân thực hiện việc bảo lãnh chấm dứt sự tồn tại.

Tuy nhiên với bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thì được quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2015/TT- NHNN như sau:

Điều 10. Điều kiện đối với khách hàng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

– Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.

– Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Lưu ý: Bên bảo lãnh thanh toán có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.Quy trình bảo lãnh thanh toán

Quy trình bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng bao gồm các bước sau đây:

1. Xác định nhu cầu bảo lãnh: Đầu tiên, người sử dụng dịch vụ bảo lãnh cần xác định nhu cầu của mình và lựa chọn loại bảo lãnh phù hợp, ví dụ như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh trả tiền đặt cọc, v.v.

2. Đăng ký bảo lãnh: Người sử dụng dịch vụ bảo lãnh cần đi đến ngân hàng và đăng ký bảo lãnh, cung cấp thông tin chi tiết về dự án hoặc hợp đồng cần bảo lãnh, cũng như cung cấp các tài liệu liên quan, như hợp đồng, giấy chứng nhận kinh doanh, v.v.

3. Kiểm tra và đánh giá: Ngân hàng sẽ kiểm tra các tài liệu cung cấp và đánh giá tính khả thi của dự án hoặc hợp đồng. Nếu đáp ứng được các yêu cầu, ngân hàng sẽ chấp nhận đăng ký bảo lãnh.

4. Ký hợp đồng: Sau khi đăng ký bảo lãnh được chấp nhận, ngân hàng sẽ ký hợp đồng với người sử dụng dịch vụ bảo lãnh, trong đó quy định các điều kiện và tiêu chuẩn để thực hiện bảo lãnh.

5. Thực hiện bảo lãnh: Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, ngân hàng sẽ thực hiện bảo lãnh, tức là cam kết đảm bảo thanh toán khi có yêu cầu của người được bảo lãnh. Khi có yêu cầu thanh toán, người được bảo lãnh sẽ nộp đơn yêu cầu thanh toán và các tài liệu liên quan đến dự án hoặc hợp đồng được bảo lãnh.

6. Thanh toán: Sau khi nhận được yêu cầu thanh toán và các tài liệu liên quan, ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán theo cam kết bảo lãnh.

Việc thực hiện bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong hợp đồng bảo lãnh để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Nếu có vấn đề liên quan đến thực hiện bảo lãnh thanh toán, người sử dụng dịch vụ bảo lãnh và ngân hàng cần thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh.

Ngoài quy trình trên, các loại bảo lãnh khác, như bảo lãnh trả nợ, bảo lãnh tiền vay, bảo lãnh thực hiện các dự án đầu tư, cũng có quy trình thực hiện tương tự. Tuy nhiên, các yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện bảo lãnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại bảo lãnh.

Quy trình bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng cần được thực hiện một cách chính xác và minh bạch để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Ngoài ra, người sử dụng dịch vụ bảo lãnh cần đảm bảo tính khả thi và tính hợp lý của các dự án hoặc hợp đồng được bảo lãnh, để tránh các rủi ro và thất thoát về tài chính.

Các loại bảo lãnh ngân hàng?

Có nhiều cách phân loại bảo lãnh ngân hàng đó là phân loại theo đối tượng bảo lãnh, phân loại theo hình thức sử dụng, phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh và phân loại theo mục đích. Cụ thể:

– Phân loại theo phương thức phát hành gồm có: Bảo lãnh trực tiếp; Bảo lãnh gián tiếp; Bảo lãnh được xác nhận; Đồng bảo lãnh.

– Phân loại theo hình thức sử dụng gồm có: Bảo lãnh có điều kiện; Bảo lãnh vô điều kiện.

– Phân loại theo mục đích sử dụng gồm có: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn); Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng; Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn.

Ngoài ra còn có Các loại bảo lãnh khác như: Thư tín dụng dự phòng (L/C); Bảo lãnh thuế quan; Bảo lãnh hối phiếu; Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Trên đây là bài viết liên quan đến Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì? trong chuyên mục Là gì? được Luật Hoàng Phi cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website tbtvn.org để có thêm thông tin chi tiết.

5/5 - (9 bình chọn)