Bạo hành gia đình là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2872 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Người ta thường nói “hôn nhân là nấm mồ chôn hạnh phúc”. Khi lấy nhau về, cuộc sống cơm áo gạo tiền, các vấn đề cuộc sống, gia đình, họ hàng, công việc hay con cái phát sinh rất nhiều vấn đề và gây tranh cãi. Nhiều cặp đôi vợ chồng không thể hiểu và thông cảm cho nhau , thậm chí còn xảy ra tình trạng mâu thuẫn, đánh đập, bạo hành nhau. Không chỉ vậy trong gia đình còn có nạn bạo hành trẻ em, bạo hành phụ nữ, chồng bạo hành vợ, gây áp lực gia đình, bạo lực tinh thần,… Vậy bạo hành gia đình là gì? Chúng tôi thấu hiểu và xin đưa ra những nội dung để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này

Bạo hành gia đình là gì?

Trước khi tìm hiểm về bạo hành gia đình là gì thì theo định nghiã của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì “Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”.

Vậy bạo hành gia đình là gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì  “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Có thể thấy bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi “cố ý của thành viên gia đình” và hành vi này phải “gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổ hại, về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

Các hành vi có thể được thể hiện dưới dạng hành động, như hành hạ, ngược đãi, đánh đập nạn nhân hoặc không hành động, như bàng quang, thờ ơ, bỏ mặc, chiến tranh lạnh… Những hành vi thể hiện dưới dạng hành động thường xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân, đồng thời cũng gây ra những tổn hại về tinh thần cho nạn nhân.

Như vậy, ta có thể thấy bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình mà nhìn chung gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm đối với các thành viên khác trong gia đình, ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình, ngăn cản thực hiện quyền kết hôn, ly hôn theo quy định của pháp luật của các thành viên khác trong gia đình.

Hậu quả của bạo hành gia đình

Vây Hậu quả của bạo hành gia đình là gì? Hậu quả của bạo lực gia đình để lại là vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của mỗi cá nhân là nạn nhân của bạo hành mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thành viên khác.

Trước hết bạo hành gia đình mang lại đau đớn về thể xác. Rất nhiều vụ bạo hành diễn ra đã gây thương tích nặng nề cho các nạn nhân. Nhẹ thì xây xát chân tay, nặng thì hàng loạt chấn thương có thể bị như gãy chân tay, gãy xương, thủng màng nhĩ, …

Không chỉ vậy bạo lực gia đình mang những tiêu cực xấu về mặt tâm lý cho các thành viên trong gia đình, mà những ảnh hưởng này tiêu cực, khó có thể hàn gắn. Người bị bạo hành ám ảnh, phẫn nộ.

Bạo hành gia đình không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người bị bạo hành mà cả các thành viên khác trong gia đình.

Quy định pháp luật về bạo hành gia đình

Bên cạnh việc đưa ra định nghĩa về bạo hành gia đình là gì bài viết đưa ra một số nội dung phát luật xoay quanh vấn đề này.

Thứ nhất: Các hành vi bạo lực gia đình được pháp luật liệt kê. Theo căn cứ tại Khoản 1, Điều 2, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở”.

Những hành vi bạo lực nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Như vậy, nếu người có hành vi thuộc một trong số các trường hợp trên thì bị coi là người có hành vi bạo lực gia đình.

Thứ hai: Về quyền của người bị bạo hành được pháp luật quy định tại Khoản 1, Điều 5, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, nếu muốn chấm dứt hành vi bạo lực nói trên thì nạn nhân của bạo lực gia đình có thể thực hiện các quyền nói trên để đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5/5 - (5 bình chọn)