Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Bảng tra cứu độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn năm 2024
  • Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3416 Lượt xem

Bảng tra cứu độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn năm 2024

Tại Điều 2 Nghị Định 71/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo.

Ngày 30/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn đối với giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS.

Vậy cụ thể việc thực hiện nâng trình độ chuẩn đối với giáo viên như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết Bảng tra cứu độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn năm 2024.

Tiêu chuẩn trình độ giáo viên

Theo Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định chi tiết, cụ thể như sau:

– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Quy định này được áp dụng từ ngày 01/7/2020 nhưng trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng đáp ứng được yêu cầu trên. Do đó, Nhà nước đã đề ra lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 (căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP). Vậy độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn năm 2024 là bao nhiêu? Khách hàng theo dõi Bảng tra cứu độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn năm 2024 để có thêm thông tin chi tiết.

Bảng tra cứu độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn năm 2024

Đối tượngTrình độ hiện tạiNăm sinh
Giáo viên Mầm nonChưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lênNam: Từ 01/10/1966 trở đi

Nữ: Từ 01/3/1971 trở đi

Giáo viên Tiểu họcChưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lênTrình độ trung cấpNam: Từ 01/07/1966 trở đi

Nữ: Từ 01/11/1970 trở đi

Trình độ cao đẳngNam: Từ 01/10/1966 trở đi

Nữ: Từ 01/3/1971 trở đi

Giáo viên Trung học cơ sởChưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lênNam: Từ 01/10/1966 trở đi

Nữ: Từ 01/3/1971 trở đi

Những trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ là?

Theo Điều 2 Nghị Định 71/2020/NĐ-CP, đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo bao gồm:

1.Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

2. Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

3. Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Như vậy, chỉ có những đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định 71 như trên mới phải nâng chuẩn trình độ đào tạo. Còn lại, các trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ là:

– Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng nhưng còn ít hơn 07 năm công tác tính từ 01/7/2020;

– Giáo viền tiểu học có bằng cao đẳng còn ít hơn 07 năm công tác tính từ 01/7/2020;

– Giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp còn ít hơn 08 năm công tác tính từ 01/7/2020;

– Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân còn ít hơn 07 năm công tác tính từ 01/7/2020.

Lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên theo quy định pháp luật

Lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên Mầm non

Đối với giáo viên Mầm non thì lộ trình nâng chuẩn trình độ từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030. Chia theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.

Lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên Tiểu học

Lộ trình thực hiện nâng chuẩn trình độ giáo viên Tiểu học từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030. Chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên THCS

Lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên trung học cơ sở được thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030. Chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, đạt ít nhất 60% số giáo viên đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến Khách hàng về Bảng tra cứu độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn năm 2024. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm,...

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn...

Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao...

Giáo viên nghỉ thai sản có được lao động tiên tiến không?

Danh hiệu lao động tiên tiến là một danh hiệu thi đua của...

Học luật có cần xét lý lịch 3 đời không?

Ngành luật là ngành học đào tạo kiến thức về hệ thống...

Không học sư phạm có được làm giáo viên?

Người không học sư phạm vẫn có thể được làm giáo...

Đối tượng cộng điểm ưu tiên khi thi trường Công an?

Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 15/2016/TT-BCA quy định về...