Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh 2024

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 53058 Lượt xem
4.7/5 - (471 bình chọn)

Bản kiểm điểm cá nhân học sinh là khái niệm có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn học sinh, bởi trong cuộc đời của mỗi bạn học sinh đều đã từng viết bản kiểm điểm cá nhân dù nhiều hay ít. Bản kiểm điểm cá nhân thường được các bạn viết vào thời gian cuối năm học hoặc sau những lần vi phạm nội quy trường lớp để tự điểm lại những vi phạm của mình để từ đó rút ra bài học và sửa đổi trong những lần sau đó.

Tuy vậy, các bạn học sinh thường rất loay hoay trong việc trình bày một bản kiểm điểm sao cho đúng với nội dung, bố cục. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách viết một bản kiểm điểm và cung cấp cho các bạn Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh.

Bản kiểm điểm cá nhân học sinh là gì?

Bản kiểm điểm cá nhân học sinh là một bản do học sinh viết theo mẫu có sẵn hoặc tư soạn, bản kiểm điểm thường được viết vào thời gian kết thúc một kỳ học, một năm học hoặc sau mỗi lần vi phạm nội quy của trường lớp, hoặc đơn giản là để tự điểm lại những hành vi vi phạm mà mình đã làm trong một khoảng thời gian nhất định để có định hướng phát triển và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Nhiều phụ huynh và học sinh vẫn nhầm tưởng rằng bản kiểm điểm cá nhân chỉ dành cho những học sinh cá biệt, thường xuyên vi phạm nội quy của trường, lớp. Nhưng thực tế không phải vậy. Bản kiểm điểm cá nhân học sinh có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. Theo như khái niệm trên, có thể thấy bản kiểm điểm cá nhân học sinh bao gồm hai loại:

Thứ nhất là bản kiểm điểm dung để điểm lại những hành vi mắc lỗi của bản thân để tự kiểm điểm lại và rút kinh nghiệm hơn cho những lần sau.

Thứ hai là bản kiểm điểm cá nhân viết vào cuối kỳ hoặc cuối năm học để ghi lại những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế của bản thân để từ đo có định hướng phát triển bản thân hơn cho những lần tiếp theo.

Viết bản tự kiểm điểm như thế nào?

Bản tự kiểm điểm cá nhân học sinh được sử dụng phổ biến nhằm tổng kết được quá trình tu dưỡng đạo đức sau 1 quý, 1 tháng, 1 năm. Ngoài ra, bản tự kiểm điểm cá nhân giúp mọi người có thể tự đánh giá được năng lực của bạn thân, từ đó rút ra kinh nghiệm và sửa chữa.

Bản tự kiểm điểm cá nhân cũng có những nội dung cơ bản như quốc hiệu, tiêu ngữ; tên bản kiểm điểm, phần kính gửi, thông tin cá nhân của người viết bản kiểm điểm, nội dung cụ thể của bản kiểm điểm và chữ ký của người viết.

Trong phần nội dung bản kiểm điểm cần nêu ngắn gọn những nội dung cần thiết cụ thể là mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đưa ra phương hướng, giải pháp khắc phục.

Nội dung bản kiểm điểm học sinh

Một bản kiểm điểm cá nhân học sinh cơ bản gồm có những phần sau đây:

– Bố cục của bản kiểm điểm cá nhân học sinh:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc);

+ Tên văn bản (Bản kiểm điểm cá nhân);

+ Kính gửi: Ban Giám hiệu tường (…), Cô giáo chủ nhiệm lớp (…);

+ Họ và tên học sinh: (…) lớp: (…);

+ Nội dung kiểm điểm: Liệt kê những hành đã làm được và những việc còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó;

+ Thừa nhận lỗi sai và cam kết không lặp lại lỗi sai đó

+ Thời gian, địa điểm viết bản kiểm điểm cá nhân;

+ Chữ ký phụ huynh và chữ ký học sinh

– Bố cục bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….

+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm

+ Trong học kỳ…. năm học………… hoặc trong năm học………… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:

Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.

Khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân)

+ Tự xếp loại hạnh kiểm

+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm

>>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Mẫu bản kiểm kiểm cá nhân 2024

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh

Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho bạn đọc một số mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh như sau:

– Mẫu 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi ba giám hiệu trường: …………………………

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………

Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc:…(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: … (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

…………, ngày … tháng … năm

Chữ ký học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chữ ký phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên)

– Mẫu 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi: – Ban giám hiệu trường……………..
                 – Giáo viên chủ nhiệm lớp………….

Em tên là:…………………………………………………………. Học sinh lớp:………………………..

Nơi ở:…………………  ………………………………………………………………………………………..

Hiện ở với (đối với HS không ở với cha mẹ):………………………………………………………….

Họ tên cha:…………………………………………………….. Số điện thoại:…………………………..

Họ tên mẹ:……………………………………………………… Số điện thoại:…………………………..

Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ):…………………………………

Vi phạm nội quy vào ngày….tháng…..năm…… Vi phạm lần thứ:…………………………………

Nội dung vi phạm:…………………………. …………………………………………………………………

…………………………………………………… ………………………………………………………………

…………………………………………………… ………………………………………………………………

…………………………………………………… ………………………………………………………………

…………………………………………………… ………………………………………………………………

thuộc điều……………………………….. của trường……………………………………………………..

Em nhận thấy việc làm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với mức độ cao hơn.

… Ngày … tháng … năm …

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm học sinh

Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Ghi rõ ngày tháng lập biên bản

– Tiêu ngữ: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy.

Ví dụ:

BẢN KIỂM ĐIỂM
V/v: Đi học quên mang theo sách

– Phần “Kính gửi”: cần nêu rõ gửi ai và cũng được trình bày ra giữa trang giấy.

Ví dụ:

Kính gửi: Thầy giáo chủ nhiệm lớp 7A

– Tiếp theo cần nêu rõ thông tin người viết bản kiểm điểm, học sinh lớp nào

Ví dụ:

Em tên là: Nguyễn Thành Tài, học sinh lớp: 7A

– Tiếp theo là thời gian vi phạm, cũng như lý do viết bản kiểm điểm.

– Lời hứa của bản thân về việc vi phạm

Ví dụ: Em biết việc làm sai trái trên của em là chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm túc nội quy học tập của nhà trường. Em rất ân hận về việc này.

Em xin hứa sẽ từ lần sau trở đi em sẽ mang vở bài tập đầy đủ.

– Cuối cùng là chữ ký của người lập kiểm điểm, tùy vào từng lý do để cần cả chữ ký của phụ huynh học sinh.

Viết bản tự kiểm điểm cá nhân

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thất bại và những thành công, tôi cũng không ngoại lệ. Việc tự đánh giá lại bản thân, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của mình là rất cần thiết để có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Điểm mạnh của tôi là sự nghiêm túc và chăm chỉ trong công việc. Tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, làm việc có kế hoạch và có tổ chức. Tôi luôn đặt mục tiêu và nỗ lực để hoàn thành tốt công việc của mình, đó là điều mà tôi rất tự hào.

Tuy nhiên, điểm yếu của tôi là khả năng giao tiếp và làm việc nhóm chưa tốt. Tôi thường tỏ ra khá nhút nhát, khó mở lời và thiếu tự tin khi phải trao đổi ý kiến hoặc tham gia vào các hoạt động nhóm. Điều này làm cho tôi khó khăn trong việc hợp tác và tương tác với mọi người.

Ngoài ra, tôi còn thiếu sự kiên nhẫn và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu. Tôi thường dễ bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn, thay vì tìm cách vượt qua và đạt được thành công.

Để cải thiện những điểm yếu của mình, tôi cần cố gắng rèn luyện và phát triển khả năng giao tiếp và làm việc nhóm. Tôi cần mở rộng mối quan hệ, tìm cách trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác. Đồng thời, tôi cần rèn luyện sự kiên nhẫn và kiên trì, không bỏ cuộc trước những thử thách khó khăn.

Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng phát triển khả năng lãnh đạo và tư duy chiến lược của mình. Tôi muốn trở thành một người có khả năng tổ chức và điều hành công việc một cách hiệu quả, đồng thời có khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp và nhân viên trong công việc.

Ngoài ra, tôi cũng muốn rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới, độc đáo và có giá trị trong công việc. Tôi hiểu rằng, để đạt được mục tiêu này, tôi cần phải cập nhật kiến thức, học hỏi từ những người thành công, tìm hiểu những xu hướng mới và thực hiện các dự án thực tế để rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo.

Trong quá trình phát triển bản thân, tôi hiểu rằng cần phải có kế hoạch và hành động cụ thể để đạt được mục tiêu. Tôi sẽ lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động rèn luyện khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, kiên nhẫn, kiên trì, lãnh đạo và tư duy chiến lược của mình. Tôi cũng sẽ đánh giá lại kết quả của mình định kỳ để điều chỉnh và cải thiện.

Tự kiểm điểm cá nhân là một hoạt động rất cần thiết để giúp mỗi người nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình để phát triển bản thân một cách tốt nhất. Tôi hiểu rằng, để trở thành một người thành công, cần phải có sự tự đánh giá và tự rèn luyện bản thân một cách liên tục và không ngừng nghỉ.

Trên đây là bài viết liên quan đến Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân học sinh mới nhất? trong chuyên mục Là gì? được Luật Hoàng Phi cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website tbtvn.org để có thêm thông tin chi tiết.

>>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài

4.7/5 - (471 bình chọn)