Trang chủ Thông tin cần biết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non năm học 2024-2025
  • Thứ bẩy, 30/12/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 12528 Lượt xem

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non năm học 2024-2025

Mầm non là bậc học thứ nhất trong chương trình giáo dục thường xuyên. Đây là giai đoạn đầu hình thành nên nhân cách của mỗi em học sinh. Do đó những kết quả đạt được trong bậc học này sẽ đi theo các em đến suốt cuộc đời.

Câu hỏi bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non

Câu 1: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

Câu 2: Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt?

Câu 3: Đặc điểm phát triển thẩm mỹ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ?

Gợi ý viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non:

Mầm non là bậc học thứ nhất trong chương trình giáo dục thường xuyên. Đây là giai đoạn đầu hình thành nên nhân cách của mỗi em học sinh. Do đó những kết quả đạt được trong bậc học này sẽ đi theo các em đến suốt cuộc đời.

Chính vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục tốt, hiệu quả thì sẽ giúp ích cho mầm non của đất nước. Là một cán bộ giáo viên mầm non nên cần phải cập nhật thường xuyên các thông tin và kiến thức mới để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Khi bản thân nhận thấy rằng, bồi dưỡng thường xuyên mang tính cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên mầm non. Tôi luôn nghiêm túc học tập để chương trình bồi dưỡng thường xuyên phát huy được tính hiệu quả, đạt được mục đích mà Bộ Giáo dục đã đề ra.

Câu 1: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non

Câu gợi ý trả lời:

Kinh nghiệm rút ra được trong quá trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non:

Đầu tiên: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu của bài học

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học phải chú trọng từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của các bên tham gia, từ cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn trong cách thức nhận xét đánh giá chất lượng giờ dạy, sau đó mới có thể thay đổi tư duy của người dạy sinh hoạt chuyên môn, giúp người dạy sinh hoạt chuyên môn tự tin trong thể hiện. Bên cạnh đó, cần tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được tham gia dạy sinh hoạt chuyên môn, bao gồm cả giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, không chỉ tập trung ở một vài giáo viên khá tốt thường xuyên tham gia dạy.

Thứ hai: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn  bắt đầu từ việc đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của trường, tổ chuyên môn.

+ Về nội dung: nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng cần đa dạng, phong phú, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, lấy lý luận về hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động trả nghiệm làm cơ sở lý luận cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời tăng cường các hoạt động thực hành làm minh chứng cho lý luận. Các nội dung đưa vào sinh hoạt chuyên môn cần bắt nguồn từ nhu cầu của giáo viên, của học sinh chứ không chỉ là chỉ đạo một chiều theo mong muốn chủ quan của Ban giám hiệu nhà trường. Mặt khác, cần mở rộng nội dung sinh hoạt tớt tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như hoạt động ăn, ngủ, lao động, vệ sinh, vui chơi… không gói gọn trong các hoạt động học ở trên lớp.

+ Về phương pháp, cần linh hoạt, tránh gò bó, khuôn mẫu, áp đặt giáo viên theo lối mòn. Khuyến khích giáo viên thử nghiệm những đề tài mới, phương pháp mới, trên những đồ dùng, thiết bị mới. Cần xác định hoạt động tổ chức trong buổi sinh hoạt chuyên môn là hoạt động tổ chức trong buổi sinh hoạt chuyên môn là hoạt động minh họa chứ không phải là hoạt động mẫu, lý tưởng, khuyến khích giáo viên trao đổi, thảo luận dân chủ để tìm ra những hướng đi đúng, những cách làm hay.

 Sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật và chia sẻ những kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động dạy học, giải quyết các tình huống trong dạy học; kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy; dành thời gian nhiều hơn cho việc phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đã được giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn dự giờ. Khi thảo luận cần quan tâm đến quá trình hoạt động của trẻ ra sao, thái độ của trẻ với hoạt động như thế nào, việc tác động của giáo viên tới hoạt động của trẻ có hợp lý hay không… chứ không chỉ quan tâm đến phương pháp tổ chức đặc trưng của từng hoạt động.

+ Về hình thức, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn và nhà trường, để sinh hoạt chuyên môn các cấp tổ, trường… không bị chồng chéo về nội dung và thời gian tổ chức. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bồi dưỡng chuyên môn. Chẳng hạn lập hòm thư tổ/ trường để cùng chia sẻ thông tin, hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm khai thác tài nguyên phục vụ bồi thường chuyên môn trên mạng. Các buổi sinh hoạt chuyên môn nên giảm tính hành chính (họp hành, đánh giá, triển khai… có thể đưa lên hòm thư nội bộ hoặc dán thông báo lên bảng tin), dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm, lên chuyên đề… tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong chuyên môn.

Thứ ba: Cần chú trọng bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ tổ trưởng những người chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn

Bởi vì thực tế cho ta thấy buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên môn của người chủ trì. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải nêu được vấn đề cần thảo luận, như vị trí, vai trò, các hình thức tăng cường hoạt động trải nghiệm cho trẻ, xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ, các tác động của giáo viên đối với hoạt động của trẻ thế nào là phù hợp và hiệu quả… hướng giáo viên đến các tình huống có vấn đề và thống nhất quan điểm chung với vấn đề đưa ra thảo luận. Cần tăng cường quản lý chặt chẽ của ban giám hiệu nhà trường tới các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để định hướng, giúp đỡ tổ chuyên môn khi cần.

Cuối cùng, cần xây dựng một nề nếp sinh hoạt chuyên môn ổn định, chất lượng. Trong đó, việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cần thường xuyên, đúng kế hoạch.

Có sự điều chỉnh, bổ sung trong suốt năm học và năm sau để sinh hoạt chuyên môn hiệu quả và phong phú hơn. Qua tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học, cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng cơ sở giáo dục trẻ của nhà trường nói chung đã có nhiều khởi sắc.

Đa số giáo viên trong nhà trường đã mạnh dạn, tự tin hơn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường không còn là những “màn biểu diễn điêu luyện” của một vài giáo viên cốt cán, mà thực sự là không gian cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, chia sẻ tri thức, góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại nhà trường.

Câu 2: Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt?

Câu gợi ý trả lời:

Đặc điểm của trẻ em có nhu cầu đặc biệt là:

+ Đối với trẻ phát triển sớm:

Trẻ năng khiếu và tài năng cũng là nhóm trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Mặc dù chúng thường không phải đối mặt với những kết quả học tập thấp, những bài thi trượt nhưng những khả năng đặc biệt của chúng đòi hỏi việc dạy học đặc biệt. Trẻ tài năng và thông minh có thể học rất nhanh và xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực hoặc một một vài lĩnh vực cụ thể nào đó. Trẻ thường phát triển vượt các bạn cùng trang lứa. Một số trẻ tài năng rất sáng tạo; một số trẻ khác thường có khả năng đặc biệt ở những lĩnh vực cụ thể như mĩ thuật, âm nhạc, kịch và kãnh đạo. Những cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo và năng khiếu có thể có ở ngay trong môi trường lớp học của trẻ.

+ Trẻ khuyết tật:

Những trẻ có khuyết tật trí tuệ đạt được các kỹ năng với tốc độ chậm hơn với những trẻ khác. Trẻ khuyết tật trí tuệ thường có những biểu hiện không bình thường về nghe, nhìn, chú ý; động kinh và những vấn đề tâm thần khác. Có nhiều mức độ khuyết tật trí tuệ, nhưng hầu hết trẻ em đều co thể học được những kĩ năng mới.

Trẻ khuyết tật trí tuệ có khó khăn đáng kể về học. Do khả năng trí tuệ dưới mức trung bình, trẻ có thể học chậm hơn và bị thiếu hụt một hay nhiều lĩnh vực học tập với các bạn cùng lứa tuổi. Những nhiệm vụ học tập đòi hỏi khả năng lý giải và suy nghĩ tư duy trừu tượng là rất khó với trẻ. Trong nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ có nhiều mức độ. Trẻ khuyết tật trí tuệ mức độ nhẹ thì có nhiều khả năng học và sống độc lập hơn cà cần ít sự hỗ trợ hơn những trẻ mức độ nặng hơn.

+ Trẻ khuyết tật vận động:

Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện đầu tiên của chúng là có khó khăn khi ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm… Do đó, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động. Tuy vậy, đa số trẻ có khó khăn về vận động có bộ não phát triển bình thường nên các em vẫn tiếp thu được chương trình phổ thông, làm được những công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

+ Trẻ khiếm thính:

Khuyết tật có liên quan đến việc mất hoặc hạn chế khả năng tiếp nhận các tín hiệu âm thanh được gọi là khiếm tính. Khi trẻ em nghe khó tức là trẻ mất khả năng nghe một cách đáng kể nhưng trẻ vẫn có khả năng và khả năng nghe còn lại của trẻ được phát huy nhờ vào các thiết bị trợ giúp âm thanh và những hệ thống khuyếch đại. Người điếc còn rất ít hoặc mất hẳn khả năng nghe do vậy mà các thiết bị âm thanh không trợ giúp được. Dựa trên mức độ khuyết tật mà trẻ khiếm thính có thể sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, các bài học và sử dụng những phương tiện khác nhau để hỗ trợ cho việc giao tiếp của trẻ.

+ Trẻ khiếm thị:

Khiếm thị là những khuyết tật về mắt như hỏng mắt, mù lòa, không đủ sức nhận biết thế giới hữu hình bằng mắt hoặc nhìn thấy không rõ ràng. Trí tuệ phát triển bình thường, trung ương thần kinh phát triển như mọi trẻ em khác, các cơ quan phân tích phát triển bình thường (trừ cơ quan thị giác bị khuyết tật). Các em có hai cơ quan phân tích: thính giác và xúc giác rất phát triển, nếu được phục hồi chức năng, huấn luyện sớm và khoa học, hai cơ quan phân tích này hoàn toàn có thể làm chức năng thay thế chức năng thị giác bị phá hủy. Ngôn ngữ, tư duy, hành vi, cách ứng xử của những trẻ em này cũng giống những trẻ em bình thường. Tuy nhiên các em cũng có những tồn tại nhất định như ngôn ngữ thiếu hình ảnh; không thể viết và đọc bằng chữ phẳng; trước khi đến trường, vốn tri thức, khái niệm nghèo nàn.

+ Trẻ có khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và lời nói:

Khó khăn về nói chủ yếu là biểu hiện khó khăn về khả năng phát âm rõ ràng và quá trình phát âm hoặc việc tạo ra lời nói, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Một số biểu hiện khác như có vấn đề về giọng và về độ trôi chảy như nói bị ngắt, lắp bắp. Trẻ có thể bỏ qua từ khi nói hoặc phát âm những từ thông thường. Ngôn ngữ nói không chỉ bao gồm việc diễn đả các nội dung thông điệp của người nói mà còn bao gồm cả việc tiếp nhận thông điệp của người nghe. Trẻ có khó khăn về ngôn ngữ có thể gặp khó khăn ở một trong hai quá trình trên hoặc cả hai quá trình trên. Nhiều trẻ có biểu hiện phát triển ngôn ngữ chậm ở mọi mặt, nhiều trẻ em thì chỉ có biểu hiện gặp khó khăn ở một hoặc một vài khía cạnh cụ thể nào đó như gặp khó khăn về cú pháp, từ vựng hay ngữ nghĩa.

Câu 3: Đặc điểm phát triển thẩm mỹ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ?

Câu gợi ý trả lời:

Hoạt động âm nhạc: ở trường mầm non, đặc biệt là đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Khác với các loại hình nghệ thuật như hội họa, văn học… Âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể, âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hỏa âm, tiết tấu… cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, lầm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.

Đặc điểm phát triển khả năng âm nhạc của trẻ mầm non:

Trẻ 3 – 4 tuổi: Đây là giai đoạn chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo. Về ngôn ngữ, trẻ đã nói được liên tục hơn. Những biểu hiện về thái độ cũng rõ rệt hơn như ngạc nhiên, thích thú, chăm chú… được bộc lộ rõ trong vận động như: giậm chân, vỗ tay, vẫy tay… theo nhạc. Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú với âm nhạc, đôi khi trẻ hứng thú với một dạng âm nhạc hoặc với một tác phần âm nhạc nào đó. Tuy nhiên, cảm xúc và hứng thú âm nhạc chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất ngay. Trẻ có thể tự hát hoặc có sự hỗ trợ chút ít của người lớn để hát những bài hát ngắn, đơn giản. Trẻ độ tuổi này có thể làm quen với một số nhạc cụ gõ đệm như: trống con, chũm chọe… tập sử dụng gõ đệm theo nhịp bài hát.

Trẻ 4 – 5 tuổi: Trẻ ở tuổi này có thể hiện tính độc lập. Trẻ đặt ra các câu hỏi như: vì sao? Thế nào?… Trong tư duy trẻ bất đầu nắm được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Trẻ có thể xác định được các âm thanh cao, thấp, to nhỏ. Âm sắc (tiếng hát của bạn hoặc tiếng đàn). Biết phân biệt tính chất âm nhạc: vui vẻ, sôi nổi, âm dịu, nhịp điệu nhanh hay chậm… Trẻ hiểu được yêu cầu của bài hát, sự phối hợp động tác trong khi múa. Ở độ tuổi này, giọng trẻ đã âm vang (tuy chưa lớn) và linh hoạt hơn. Âm vực giọng đã ổn định trong khoảng quảng 6. Khả năng phối hợp giữa nghe và hát cũng ổn định hơn. Hứng thú với từng dạng hoạt động âm nhạc ở từng trẻ, khả năng thể hiện sự phân hóa rõ rệt, trẻ thích hát trẻ thích múa, trẻ thích chơi các dụng cụ âm nhạc…

Trẻ từ 5 -6 tuổi: Đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc. Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tích lũy được nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt độ cao, thấp, của âm thanh giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to, nhỏ, thậm chí cả sự thay đổi cường độ âm thanh (mạnh hay yếu) âm sắc cửa một số nhạc cụ, giọng hát. Giọng hát đã vang hơn, âm sắc ổn định, tầm cữ giọng hát cũng tốt hơn.

Đặc điểm hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non:

Trẻ 3 – 4 tuổi: Trẻ đã có những cảm xúc âm nhạc và có những biểu hiện bên ngoài như: ngạc nhiên, thích thú, vẫy tay… Trẻ có khả năng phân biệt và nhắc lại những giai điệu đơn giản. Tuy nhiên những cảm xúc và hứng thú âm nhạc đó vẫn chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất đi ngay.

Trẻ 4 – 5 tuổi: Trẻ có những biểu hiện ổn định về mặt cảm xúc, đôi khi biết hưởng ứng vui vẻ, mạnh mẽ với giai điệu mang tính chất vui vẻ, rộn rã. Bước đầu trẻ đã có những biểu hiện quan tâm tới nội dung bài hát với những câu hỏi “nói về cái gì?”, “về ai?”. Trẻ có biểu hiện về trí nhớ âm nhạc, bước đầu nắm được những ấn tượng về tác phẩm âm nhạc.

Trẻ 5 – 6 tuổi: Sự chú ý của trẻ cao hơn và kéo dài. Trẻ biết tập trung nghe âm nhạc. Trẻ có khả năng cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, theo dõi sự phát triển của hình tượng âm nhạc. Trẻ biết thể hiện nhu cầu đối với âm nhạc và có ý thức hơn, biết xác định được tính chất âm nhạc vui, buồn, âm thanh cao, thấp, to, nhỏ, nhanh, chậm. Các vận động cơ bản đã hoàn thiện hơn, đặc biệt khả năng vận động của các cơ lớn. Trẻ biết phối hợp động tác tay, chân, thân mình biết múa cùng bạn, mứa với các đội hình đơn giản, các động tác phong phú hơn.

Trên đây là gợi ý bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi