Bài dự thi tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo 2024

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2065 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức “Cuộc thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội năm 2024”, kêu gọi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước tham gia. Sau đây, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp mẫu Bài dự thi tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo 2024.

Giới thiệu Cuộc thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội năm 2024

Cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội do Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động nhận bài dự thi từ 1-30/10.

Mục đích của cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp công đoàn về những giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội.

Với chủ đề “Phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội”, các tác phẩm dự thi tập trung vào hai nội dung:

– Những giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội thông qua giáo lý, giáo luật, lễ nghi, kiến trúc cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng truyền thống. Trong đó chú trọng khai thác các chủ đề mang tính tổng hợp từ quan điểm của các tôn giáo và từ những câu chuyện, sự kiện, nhân vật, tác phẩm nghệ thuật trong lịch sử tôn giáo. Vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn trong việc phát huy giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo.

– Các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống Nhân dân, như hoạt động dân tộc, tôn giáo trái pháp luật (tuyên truyền tà đạo, kích động giáo dân chống đối chế độ, kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào dân tộc…), hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đồng bào có đạo.

Đối tượng tham gia là cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ đang công tác, sinh hoạt trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước.

Mẫu bài dự thi tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo 2024

Bài dự thi tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo 2024 có thể như sau:

Từ xa xưa thì con người đã xây dựng một niềm tin to lớn với những nét đặc trưng khác nhau. Con người tin rằng những niềm tin đó sẽ giúp họ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó dần hình thành nên lịch sử lâu đời của những tín ngưỡng, tôn giáo phát triển như ngày nay.

Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Còn tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Nước ta là một đất nước có đa dạng tín ngưỡng, tôn giáo phát triển và tồn tại. Với những tôn giáo như Phật giáo, Kito giáo, Tin lành, Công giáo, Hoà hảo, Cao đài,… Tuy có nhiều tôn giáo được hoạt động nhưng theo văn hoá Việt Nam thì phần lớn người dân lại không theo một tôn giáo nào. Bởi nước ta có chính sách đảm bảo quyền tự do, tôn trọng các tín ngưỡng, tôn giáo; công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Vì thế các tôn giáo tại nước ta luôn được bình đẳng và không ép buộc ai theo một tôn giáo nào. Pháp luật luôn có những quy định tôn trọng những nghi thức, điều lệ, luật lệ của tôn giáo và không can thiệp vào hoạt động của tôn giáo đó nhưng tôn giáo đó phải tuân thủ quy định pháp luật. Ví dụ như hôn nhân phải đăng ký trước pháp luật nhưng người kết hôn có thể tổ chức các nghi lễ kết hôn theo quy định của tôn giáo mà họ tin theo.

Nước ta cũng tồn tại nhiều tín ngưỡng dân gian được con người xây dựng và phát triển, gìn giữ đến ngày nay. Các tín ngưỡng của nước ta như tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ người, tín ngưỡng thờ thần, thờ mẫu,… Các tín ngưỡng này được người dân gìn giữ và tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Người dân còn tạo ra nhưng bài ca dao, tục ngữ về những tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như:

“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”

Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hoá đẹp đẽ của người dân Việt Nam. Người dân tin rằng thờ cúng tổ tiên của mình chính là một cách báo hiếu, tưởng nhớ đến những người có công sinh thành, nuôi dưỡng nên mình. Trong bàn thờ gia tiên thì cũng được bài trí đẹp đẽ với bát hương, nhang, đèn, ảnh và những hoa quả, bánh kẹo được thờ cúng. Hằng năm vào ngày giỗ của ông bà, cha mẹ, tổ tiên thì những con cháu trong gia đình sum họp làm mâm cơm cúng giỗ và cùng nhau trò chuyện. Điều đó đã tạo nên gia đình Việt Nam luôn có những dịp sum họp gia đình mỗi năm.

Những tôn giáo, tín ngưỡng đem lại cho người dân không ít giá trị to lớn. Tôn giáo, tín ngưỡng là điểm tựa tinh thần to lớn cho mỗi con người, khi có sự chấp chới, lo lắng về một vấn đề nào đó con người thường mong muốn có một nơi đặt niềm tin để tạo ra phép màu. Luôn tin tưởng vào một tôn giáo, tín ngưỡng cũng giúp con người chỗ dựa để phát triển trong cuộc sống. Niềm tin vào tôn giáo, tín ngưỡng còn giúp con người tạo nên một hệ đạo đức cho xã hội. Khi Phật giáo răn dạy rằng không được bất hiếu với cha mẹ, như Công giáo cũng dạy rằng ngoại tình là phạm tội. Ngoài ra tôn giáo, tín ngưỡng còn giúp người đặt niềm tin có động lực sáng tạo về mặt thẩm mỹ.

Ngược lại cũng có những tư tưởng hành động lệch lạc về tôn giáo như hoạt động lợi dụng tôn giáo để lấy lòng tin của nhân dân chiếm đoạt tài sản, hay lợi dụng tôn giáo để truyền bá những tư tưởng sai trái, hoạt động phi pháp,…. Những tư tưởng, hành động này sẽ khiến cho người dân mất niềm tin vào tôn giáo, tín ngưỡng, dần dần khiến những nét đẹp bị mai một.

Như vậy tôn giáo, tín ngưỡng là một nét văn hoá, sự tin tưởng không thể thiếu trong đời sống của nhân dân. Giúp nhân dân nhận ra những giá trị đạo đức tốt đẹp. Tuy nhiên để tôn giáo, tín ngưỡng đi theo hướng đúng thì sự định hướng của Đảng và nhà nước nhất là những cán bộ gương mẫu để nhân dân làm theo.

Trên đây là nội dung bài viết Bài dự thi tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo 2024, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (6 bình chọn)