Attorney at law là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2128 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Luật sư luôn là một trong những ngành nghề được xã hội kính trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, để trở thành luật sư hợp pháp thì cần những điều kiện gì? Nguyên tắc hành nghề của Luật sư là gì? Không phải ai cũng nắm bắt được.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Attorney at law là gì?

Attorney at law là gì?

Attorney at law là Luật sự theo pháp luật, thuật ngữ Attorney at law là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.

Luật sư là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 – Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012, cụ thể:

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của lusjt sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngoài việc giải đáp Attorney at law là gì? Chúng tôi tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích có liên quan, mời Quý vị theo dõi.

Nguyên tắc hành nghề Luật sư

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

– Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan;

– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Điều kiện để trở thành Luật sư

Thứ nhất: Có bằng cử nhân Luật

Cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.

Thứ hai: Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư

– Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.

– Lớp học được đăng ký tại Học viện Tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện Tư pháp. Người hoàn thành chuong trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Thứ ba: Tập sự hành nghề Luật sư

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 14 – Luật Luật sư năm 2006, quy định người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là 12 tháng, thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 16 – Luật Luật sư năm 2006, quy định về người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư, bao gồm:

– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.

– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm 2/3 thời gian tập sự hành nghề luật sư.

– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giản viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Thứ tư: Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu.

Thứ năm: Cấp chứng chỉ, gia nhập, cấp thẻ hành nghề Luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ Tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

Thứ sáu: Hành nghề Luật sư

Để trở thành luật sư là cả một con đường dài nhiều khó khăn, thử thách và gian nan, đòi hỏi người luật sư phải có lòng đam mê, tinh thần, ý chí vững vàng và tình yêu với nghề nghiệp.

Khó khăn và thách thức của nghề Luật sư hiện nay

– Nghề Luật sư đòi hỏi lòng dũng cảm vì họ là những đại diện cho công lý nên không thể tránh khỏi những mối đe dọa, hiểm nguy có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng từ những kẻ xấu, những kẻ phạm tội nguy hiểm…

– Nghề nghiệp này cần nhiều thời gian và công sức do phải cố gắng tiếp cận được hiện trường, nhân chứng hay thu thập chứng cứ hoàn thiện hồ sơ. Thậm chí Luật sư còn có thể vấp phải sự cản trở của các cơ quan, đơn vị chứng năng khiến cho việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn và rắc rối hơn.

– Luật pháp thì luôn có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với thực tế nên Luật sư luôn luôn phải cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp.

– Nghề nghiệp cũng luôn tìm ẩn những cam dỗ, buộc người hành nghề phải giữ vững được tư tưởng và lập trường để bảo vệ cái tốt, chống lại cái xấu.

Như vậy, Attorney at law là gì? Đã được chúng tôi trình bày một cách chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã quy định một số điều kiện cũng như quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam.

5/5 - (7 bình chọn)