Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật 7 chức danh công chức cấp xã hiện nay
  • Thứ tư, 12/04/2023 |
  • Cán bộ công chức |
  • 4971 Lượt xem

7 chức danh công chức cấp xã hiện nay

Công chức cấp xã là những người công chức hiện đang làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã, phường, thị trấn, đây là những người giải quyết các vấn đề, tiếp nhận các ý kiến, yêu cầu và phản hồi của nhân dân.

Được làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước là ước mơ của nhiều người, trong đó có việc trở thành công chức cấp xã. Vậy công chức cấp xã là gì? 7 chức danh công chức cấp xã hiện nay là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

Chức danh là gì?

Chức danh được hiểu là một vị trí của một cá nhân mà được các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội…được thành lập theo quy định của pháp luật công nhận, ví dụ như giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ…

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi mà qua đó thể hiện được những thông tin về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện trong công tác tuyển dụng, sử dụng và hoạt động quản lý theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp.

Như vậy có thể thấy chức danh của một cá nhân sẽ cho ta thấy được những thông như cơ bản về họ như trình độ chuyên môn, năng lực, chúc vị, vị trí trong xã hội hoặc trong một đơn vị sự nghiệp công lập nhất định. Ngoài ra, đây phải là tổ chức, đơn vị được pháp luật thừa nhận.

Thông qua chức danh mà ta sẽ nắm được sự quản lý cũng như cách thức có thể tuyển dụng được vào vị trí mà người này đang nắm giữ chức danh ở thời điểm hiện tại.

Trên thực tế thì chức danh luôn đi kèm với chức vụ, ví dụ như bác sĩ thì sẽ có chức vụ bác sĩ ngay trong bệnh viện mà người đó đang công tác và được công nhận bởi tổ chức là chính bệnh viện đó, được xác hội công nhận bởi chức danh bác sĩ.

Ngoài ra còn có chức danh chuyên môn, đây là những tên gọi mà qua đó thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức tỏng những lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, được sử dụng làm căn cứ trong việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản ký viên chức.

Công chức cấp xã là gì?

Công chức cấp xã là những người công chức hiện đang làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã, phường, thị trấn, đây là những người giải quyết các vấn đề, tiếp nhận các ý kiến, yêu cầu và phản hồi của nhân dân. Về bản chất thì công chức cấp xã cũng là những người lao động nên họ sẽ được hưởng những quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật khác.

7 chức danh công chức cấp xã hiện nay

Hiện nay, chức danh công chức xã được quy định gồm những chức danh như sau:

7 chức danh công chức cấp xã gồm:

– Công chức Trưởng Công an xã

– Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã

– Công chức Văn phòng – Thống kê

– Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

– Công chức Tài chính – kế toán

– Công chức Tư pháp – hộ tịch

– Công chức Văn hóa – xã hội

Tiêu chuẩn đối với công chức xã

1. Tiêu chuẩn chung

Theo điều 3 của Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định như sau:

1. Đối với các công chức Văn phòng – thống kê, Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội:

a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

2. Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

2. Tiêu chuẩn riêng

Ngoài những tiêu chuẩn chung được áp dụng với đối tượng là công chức, thì với nội dung dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những tiêu chuẩn riêng để trở thành công chức cấp xã như sau:

– Về độ tuổi: Công dân phải là người đủ 18 tuổi trở lên

– Về trình độ văn hóa: Công dân phải là người tốt nghiệp từ bậc Trung cấp phổ thông

– Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Công dân phải là người tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.

Ngoài ra UBND tỉnh sẽ có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải từ trung cấp trở lên đối với những công chức công tác tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

– Về trình độ tin học: Đòi hỏi công chức phải có chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo quy định pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, căn cứ vào thực tiễn công việc ở từng địa phương mà UBND tỉnh có thể sẽ đưa thêm các điều kiện, tiêu chuẩn khác vào các kỳ tuyển dụng như yêu cầu ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số…

Quy định mới về công chức cấp xã

Hiện tại, theo Luật Công chức năm 2019 của Việt Nam, việc tuyển dụng, bổ nhiệm và quản lý công chức tại địa phương (bao gồm cấp xã) sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ và Bộ Nội vụ.

Một số quy định mới về công chức cấp xã được áp dụng bao gồm:

1. Tuyển dụng: Công tác tuyển dụng công chức sẽ được thực hiện công khai, minh bạch và có sự can thiệp của nhân dân. Điều kiện để được tuyển dụng là phải đáp ứng các yêu cầu chung và đặc thù của cơ quan, đơn vị tuyển dụng.

2. Bổ nhiệm: Bổ nhiệm công chức cấp xã phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch, xét thăng hạng công chức theo tiêu chí năng lực và hiệu quả công việc, tránh tình trạng bổ nhiệm bằng quan hệ, bằng tiền.

3. Đào tạo và bồi dưỡng: Công chức cấp xã sẽ được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực lãnh đạo và quản lý.

4. Đánh giá kết quả công tác: Công tác đánh giá kết quả công tác của công chức cấp xã sẽ được thực hiện định kỳ, có tính công bằng và minh bạch, nhằm đánh giá năng lực, hiệu quả công việc, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác cấp xã.

5. Kỷ luật: Công chức cấp xã nếu vi phạm nội quy, quy định, chính sách của Nhà nước và đơn vị sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các quy định cụ thể hơn về công chức cấp xã sẽ được quy định trong các văn bản pháp quy liên quan của Chính phủ và Bộ Nội vụ.

Trên đây là bài viết liên quan đến 7 chức danh công chức cấp xã hiện nay trong chuyên mục Cán bộ công chức được Luật Hoàng Phi cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website luathoangphi.vn để có thêm thông tin chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi