Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo 17,19,20 tuổi học lại lớp 10 được không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5879 Lượt xem

17,19,20 tuổi học lại lớp 10 được không?

Luật Giáo dục 2019 chỉ quy định về độ tuổi bắt đầu bước vào trung học phổ thông là 15 tuổi mà không quy định cụ thể về độ tuổi kết thúc chương trình học phổ thông do đó 17, 19, 20 tuổi vẫn có thể xin học lại lớp 10.

Khi đi học học sinh cần phải đủ độ tuổi theo quy định tuy nhiên trên thực tế vì rất nhiều lý do khác nhau khi đang theo học thì học sinh sẽ phải nghỉ học, vậy khi quá độ tuổi đi học và 17, 19, 20 tuổi học lại lớp 10 được không?

Mục tiêu của giáo dục phổ thông

– Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo;

Hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp;

Có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quy định về độ tuổi và cấp học trung học phổ thông

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Theo quy định trên thì giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học từ lớp 10 đến hết lớp 12 và học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, tuổi của học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi và được tính theo năm.

Như vậy học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi, lớp 11 là 16 tuổi và lớp 12 là 17 tuổi và được tính theo năm.

Tuy nhiên học sinh có thể học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn so với quy định khi:

– Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

– Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy học sinh vẫn có thể học ở độ tuổi cao hơn so với quy định trong trường hợp như học sinh lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số,..theo quy định như trên.

17, 19, 20 tuổi học lại lớp 10 được không?

Theo quy định tạ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDDT thì Học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học.

Mặt khác căn cứ theo quy định Tại Điều 28 của Luật Giáo dục 2019 chỉ quy định về độ tuổi bắt đầu bước vào trung học phổ thông là 15 tuổi mà không quy định cụ thể về độ tuổi kết thúc chương trình học phổ thông. Do đó 17, 19, 20 tuổi vẫn có thể xin học lại lớp 10.

Câu trả lời cho câu hỏi 17, 19, 20 tuổi học lại lớp 10 được không? là vẫn có thể xin học lại lớp 10.

Hồ sơ xin học lại gồm những gì?

Khi xin học lại cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin học lại do học sinh ký.

– Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).

– Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng).

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Thủ tục xin học lại được thực hiện như sau:

– Trường hợp xin học lại tại trường cũ: Hiệu trưởng nhà trường cho phép nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.

– Trường hợp xin học lại tại trường khác: Hồ sơ bổ sung và thủ tục thực hiện như đối với học sinh chuyển trường.

– Trường hợp xin học lại vào lớp đầu cấp trung học phổ thông: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của học sinh trước khi nghỉ học.

Việc xin học lại được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi