Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2286 Lượt xem

Xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Các tình làm cho tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm đi so với trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Hậu quả pháp lý là người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ sẽ được giảm mức hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt nhất định.

Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.  Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a)  Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b)  Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c)   Phạm tội trong trường hợp vượt quá giói hạn phòng vệ chính đáng;

d)  Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e)   Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g)  Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp tí nghiêm trọng;

i)    Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiên hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2.   Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghì rõ trong bản án,

Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Bình luận về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

1. Các quy định từ điểm a đến điểm s khoản 1 điều này gọi là các dấu hiệu giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (dấu hiệu do luật định). Trong một vụ án, nếu có tình tiết phù hợp với các dấu hiệu quy định tại khoản 1, 2 Điều 46 thì người phạm tội được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Như vậy, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết của vụ án cụ thể phù hợp với các dấu hiệu quy định tại khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự. Nó làm cho tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm đi so với trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Hậu quả pháp lý là người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ sẽ được giảm mức hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt nhất định.

2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được phân loại thành các nhóm:

–   Các tình tiết giảm nhẹ do nhân thân người phạm tội

–   Các tình tiết giảm nhẹ do khả năng giáo dục, cải tạo

–   Các tình tiết giảm nhẹ do hậu quả của tội phạm

3. Tình tiết giảm nhẹ có thể được quy định tại 1 điểm của khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, có trường hợp một điểm của khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, quy định 2, 3… tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ: Điểm p quy định 2 tình tiết giảm nhẹ: Người phạm tội thành khẩn khai báo (1 tình tiết giảm nhẹ), người phạm tội ăn năn hối cải (1 tình tiết giảm nhẹ).

4. Khoản 2 Điều 46 quy định khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án. Các tình tiết khác được coi là tình tiết giảm nhẹ được hướng dẫn trong Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự bao gồm:

– Vợ chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được nhà nước tặng một số danh hiệu vinh dự như: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Người mẹ Việt Nam anh hùng, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thày thuốc nhân dân, Thày thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước.

– Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ chồng, cha, mẹ, con (con đẻ, con nuôi) anh, chị, em ruột là liệt sĩ.

– Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.

–  Người bị hại cũng có lỗi.

–  Thiệt hại do người thứ ba.

–  Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo.

–  Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong các trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản.

–  Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống lụt bão, cấp cứu.

Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi