Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3635 Lượt xem

Vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo

Vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín thương hiệu bị đáo nhái. Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách giải quyết tốt nhất.

Hiện nay, trên khắp mọi nẻo đường phố tại các đô thị sầm uất xuất hiện rất nhiều loại hình và kiểu biển quảng cáo khác nhau nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, không phải biển quảng cáo nào cũng được đầu tư đúng chất xám từ người chủ của mình. Có hay không việc vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo – vốn là một vật được sử dụng rộng rãi và đại trà? Nếu có, liệu đâu là cách giải quyết tốt? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau để biết chi tiết.

Khi nào là vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo?

Bạn có thể bắt gặp trên đường rất nhiều kiểu quảng cáo khác nhau, từ phông nền đến chữ in trên đó đều là tâm huyết và sức lực liên quan đến sáng tạo của cá nhân hay cả một tập thể. Do bởi, nếu ở doanh nghiệp vừa và lớn, biển quảng cáo cũng là một hình thức quảng bá trực tiếp hình ảnh của doanh nghiệp và cơ quan.

Trên biển quảng cáo lúc này đều hiển thị đầy đủ từ logo đến tên công ty, doanh nghiệp nhằm giúp cho khách hàng nhận ra dễ dàng từ những dấu hiệu đó. Ví dụ có thể kể đến những thương hiệu lớn đã làm mưa làm gió trên thị trường như KFC, Lotteria , Highlandscoffee… Nhờ có logo cùng với tên thương hiệu được design vô cùng riêng biệt và nổi bật nên mọi người không khó để có thể nhận diện thương hiệu và ghé vào ủng hộ dịch vụ.

vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có những nơi hoạt động kinh doanh lại tận dụng những ưu thế của những thương hiệu nổi tiếng rồi ăn cắp một phần hoặc đa số ý tưởng từ ngay chính biển quảng cáo. Đây được xác định là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo. Ví dụ họ có thể bắt chước hầu hết logo, chỉ thêm thắt những chi tiết nhỏ nhằm để khách hàng nhầm lẫn. Hay họ lấy slogan của nơi kinh doanh rồi biến tấu theo ý mình. Như vậy, chỉ cần khách hàng không chú ý sẽ nhầm tưởng đó là nơi bấy lâu nay mình vẫn ghé vào, gây ảnh hưởng hình ảnh của doanh nghiệp hoặc công ty đó.

Giải pháp phòng tránh vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo

Nếu chỉ định kinh doanh ở mức bình thường hoặc trong một thời gian ngắn, bạn có thể không cần quan tâm đến hành vi vi phạm. Nhưng khi đã đến một bước tiến mới, phát triển và làm ăn được thuận lợi hơn, đó là lúc bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu của mình bằng những chứng từ pháp luật.

Bởi nhờ đó, không một ai có thể làm khó hay ăn cắp những ý tưởng của bạn. Ngoài ra, cần hoàn thiện hồ sơ và đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ đầy đủ để tránh bị ăn cắp ý tưởng về hình ảnh, logo và hình thức kinh doanh.

Quý khách cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ về biển quảng cáo vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

– Hotline dịch vụ: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn: 1900 6557

– Điện thoại: 024.6285.2839 (HN) – 028.73090.686 (TP.HCM)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Có thể bạn sẽ quan tâm đến: giấy phép quảng cáo

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi