Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Vi Phạm Nhãn Hiệu, Thương Hiệu Bị Xử Phạt Như Thế Nào?
  • Thứ ba, 31/01/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 12083 Lượt xem

Vi Phạm Nhãn Hiệu, Thương Hiệu Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

Vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu được hiểu là việc thiết kế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tàng trữ, chào hàng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu ở trên đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này

Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký nhãn hiệu

Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu

Luật Hoàng Phi giúp quý khách hàng xác định hành vi vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu

Yếu tố đánh giá vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu

Các hành vi vi phạm nhãn hiệu được cụ thể hóa trong các quy định của Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Theo đó, yếu tố đánh giá vi phạm (xâm phạm) quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu bao gồm:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, theo đó sẽ phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Một số điều khoản xử lý vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu được quy định

Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng……”

Vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu

Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng…”

Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị):

a) Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị.”

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu như thế nào?

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Thứ nhất: Điều tra xác minh và thu thập thông tin xâm phạm nhãn hiệu

Bước này là bước quan trọng để xác định đối tượng xâm phạm nhãn hiệu là đối tượng nào? Hình thức xâm phạm như thế nào? Sản phẩm/dịch vụ nào đang xâm phạm? Địa chỉ bên xâm phạm ở đâu….vv từ đó sẽ có phương án xử lý hành vi xâm phạm tốt nhất.

Thứ hai: Giám định hành vi xâm phạm tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ

Mục đích của việc giám định như sau:

+ Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định, nội dung giám định

+ Để chắc chắn rằng kiểu dáng công nghiệp của bạn đã bị xâm phạm, đạo nhái thật sự bởi những người có chuyên môn. Từ đó có cơ sở chắc chắn để buộc tội người vi phạm và chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Hồ sơ yêu cầu giám định xâm phạm bao gồm

– Văn bản yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định hoặc Tờ khai yêu cầu giám định) bao gồm nội dung về: Chủ thể yêu cầu, đối tượng giám định, mục đích và nội dung yêu cầu… (Mẫu văn bản yêu cầu do Luật Hoàng Phi cung cấp);

– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền thực hiện công việc cho Luật Hoàng Phi);

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì,… có chứa đối tượng yêu cầu giám định);

– Chứng từ nộp phí giám định;

Lưu ý: Thời gian giám định có thể được rút ngắn theo đề nghị của Người yêu cầu giám định. Theo đó, thời gian có thể kéo dài từ 6 – 30 ngày làm việc. Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.

Thứ ba: Gửi thư khuyến cáo tới bên xâm phạm thông báo hành vi xâm phạm

Sau khi chúng ta đã có kết quả giám định từ Viện khoa học sở hữu trí tuệ và chắc chắn rằng nhãn hiệu đã bị xâm phạm, bước đầu tiên chúng ta sẽ không yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết luôn mà chúng ta sẽ gửi thư cảnh cáo tới người vi phạm với mục đích là thương lượng giữa hai bên.

Bởi vì thương lượng thường thường là lựa chọn tốt nhất khi có tranh chấp. Bên cạnh đó, nếu yêu cầu nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì sẽ mất thời gian hơn.

Thứ tư: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm

Khi không thể thương lượng được thì chúng ta có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi vi phạm nhãn hiệu bao gồm:

– Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp;

– Cơ quan Quản lý thị trường các cấp;

– Cơ quan Hải quan các cấp;

– Cơ quan Công an các cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện.

Luật Hoàng Phi tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu

Sau khi nghiên cứu những thông tin về xử lý vi phạm mà Luật Hoàng Phi cung cấp trên, nếu quý khách hàng vẫn cảm thấy hoang mang, loay hoay không biết làm thế nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.

Trong thời gian qua, chúng tôi đã tư vấn, đại diện cho rất nhiều khách hàng trong việc xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu nói riêng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Trong quá trình cung cấp dịch vụ xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chúng tôi sẽ.

– Tư vấn cho khách hàng toàn bộ các bước xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu;

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết;

– Thu thập bằng chứng về hành vi xâm phạm của bên thứ 3;

– Nộp hồ sơ thẩm định hành vi xâm phạm nhãn hiệu tới cơ quan có thẩm quyền;

– Đại diện cho khách hàng soạn thư cảnh báo tới bên xâm phạm quyền cầu chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Nộp đơn tới cơ quan chức năng yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Nộp đơn tới Tòa án nhân dân yêu cầu bên xâm phạm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Nói chung, làm tất cả các vấn đề liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp từ khách hàng.

Nếu cần trợ giúp bất kỳ vấn đề gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau đây:

Liên hệ yêu cầu Dịch vụ:  Vui lòng gọi: 04.6285 2839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686
Liên hệ ngoài giờ Hành chính:  Vui lòng gọi: 0981.378.999             Email: lienhe@luathoangphi.vn
Văn phòng Hà Nội: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng 11.11 Tầng 11, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi