Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn xác định nơi đăng kí hộ khẩu thường trú 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11520 Lượt xem

Tư vấn xác định nơi đăng kí hộ khẩu thường trú 2024

Tôi hiện đang công tác tại trại giam tại Tây Ninh, quê tôi ở Quảng Bình, vậy xác định nơi nào là nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của tôi? tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi: 

Xin chào luật sư. Cho em hỏi: Em có quê quán và nhà đều ở Quảng Bình. Đến năm 2019 em được Công An tỉnh Quảng Bình tuyển chọn tham gia nghĩa vụ cho lực lượng tổng cục 8 thuộc bộ Công An. Em được huấn luyện tại trung tâm ở Bình Thuận nhưng sau 4 tháng huấn luyện thì em được phân công về công tác tại trại giam Cây Cầy ở tỉnh Tây Ninh. Vậy cho em hỏi bây giờ hộ khẩu thường trú của em là ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời! xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Đối với mỗi cá nhân đều có một nơi đăng kí hộ khẩu thường trú, điều này để thuận tiện cho việc quản lý, xác định nơi cư trú của công dân của những cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu bạn di chuyển nhiều nơi, trên những địa bàn khác nhau thì bạn không phải là đăng kí thường trú tại nơi đó, mà là đăng kí tạm trú tại địa phương. Điều này được quy định tại Luật cư trú 2020 như sau:

Điều 11. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Chúng ta thấy rằng, nơi cư trú là nơi công dân đã sinh sống thường xuyên, ổn định, nhất là không có thời hạn. Trong trường hợp này, có thể bạn đã đăng kí hộ khẩu thường trú tại Quảng Bình, nơi bạn sinh sống, tuy nhiên, sau đó, bạn được nhận công tác tại trại giam ở Tây Ninh, theo đó, về xác định nơi cư trú được quy định như sau:

Điều 15. Nơi cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang

1. Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chc quốc phòng, sinh viên, học viên các trưng Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trưng hp sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

2. Nơi cư trú của sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, học sinh, sinh viên, học viên các trường Công an nhân dân, hạ sĩ quan nghĩa vụ, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

Theo đó, có thể hiểu rằng, trại giam Tây Ninh được xác định là nơi cư trú của bạn. Nếu bạn không đăng kí hộ khẩu thường trú tại Quảng Bình thì Trại giam Tây Ninh sẽ là nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của bạn theo quy định tại điều 11 Luật cư trú. Còn nếu bạn đã đăng kí hộ khẩu thường trú tại Quảng Bình thì ở trại giam Tây Ninh sẽ là nơi đăng kí tạm trú (tạm cư trú trong một thời gian nhất định). Cần phải xác định nơi đăng kí hộ khẩu thường trú và nơi đăng kí tạm trú là hai nơi khác nhau. Bạn chỉ có thể đăng kí hộ khẩu thường trú tại một nơi, nếu bạn muốn đăng kí thường trú tại Tây Ninh thì bạn phải xóa đăng kí thường trú tại Quảng Bình. Bạn nên xem xét lại giấy tờ, xem mình đã đăng kí hộ khẩu thường trú ở đâu (được thể hiện trong sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân…) , chúng tôi cho rằng khả năng cao hơn là bạn đã đăng kí hộ khẩu thường trú tại Quảng Bình, và ở trại giam Tây Ninh thì bạn nên tiến hành đăng kí tạm trú theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý độc giả có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP có liên quan đến nội dung bài viết trên như sau:

Quay về nơi cũ sống có đăng ký thường trú được không?

Gia đình tôi có một căn nhà ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chúng tôi sinh sống ở căn nhà này cũng được 20 năm, có đăng ký thường trú đầy đủ. Nhưng rồi vì tình hình sức khỏe của chồng tôi không tốt nên chúng tôi chuyển vào sống với con trai ở Đà Lạt, chúng tôi đã chuyển hộ khẩu vào đó. Sau 5 năm sống tại Đà Lạt, tình hình sức khỏe của chồng tôi đã tốt hơn nhiều nên chúng tôi quyết định chuyển về căn nhà cũ. Tôi nghe nói muốn đăng ký thường trú tại Hà Nội thì phải sống ở đó trên 2 năm, nhưng chúng tôi đã đi được 5 năm rồi, nay quay lại có thể đăng ký thường trú được không? Tôi cảm ơn.

Trả lời:

Câu hỏi của bác nằm trong lĩnh vực hỏi đáp luật dân sự, Luật Hoàng Phi xin được giải đáp cho bác như sau:

Thứ nhất:  Thế nào là nơi thường trú của công dân?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Thứ hai:  Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội

Để đăng ký thường trú tại Hà Nội cần đáp ứng các điều kiện theo luật cư trú như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú

1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thn hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhn thức, khả năng điều khiển hành vvề ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở vi người giám hộ.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

Trước kia gia đình bác đã sinh sống tại Hà Nội, cũng đã có nhà và có đăng ký thường trú. Do lý do gia đình nên đã chuyển vào Đà Lạt để sinh sống 5 năm, nay trở về nơi đã từng sinh sống tại chỗ ở hợp pháp thì theo quy định trên gia đình bác sẽ được đăng ký thường trú.

– Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội: Gia đình bác có thể tham khảo và chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật tại đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Tờ khai thay đi thông tin cư trú;

– Giấy tờ, tài liệchứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

 Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bng văn bn;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chng minh các điều kiện khác quy đnh ti điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (20 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi