Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2976 Lượt xem

Tư vấn về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh

Gia đình tôi đang bị cơ quan điều tra tiến hành tạm giam về tội trộm cắp tài sản. Xin luật sư tư vấn cho tôi về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh theo quy định pháp luật hiện hành?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi là Nguyễn Nam ở Hải Dương xin luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau: Em trai tôi hiện đang bị tạm giam về tội trộm cắp tài sản. Hiện gia đình tôi muốn xin được bảo lĩnh tại ngoại thì cần những điều kiện gì và thủ tục như thế nào ? Kính mong văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Khái niệm bảo lĩnh

Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Lưu ý: Chỉ trong pháp luật tố tụng hình sự mới có khái niệm bảo lĩnh, khái niệm này khác với khái niệm “bảo lãnh” trong dân sự. Theo đó, Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp bảo lĩnh như sau:

Điều 121. Bảo lĩnh 

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Tư vấn về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh

Điều kiện bảo lĩnh

– Về điều kiện bảo lĩnh

+ Bị can, bị cáo phải được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cho bảo lĩnh.

+ Bị can, bị cáo có người thân thích (từ 2 người trở lên), người thân thích bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của bị can bị cáo… nhận bảo lĩnh hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mà bị can, bị cáo là thành viên nhận bảo lĩnh, nếu là chính quyền địa phương đứng ra bảo lĩnh thì người được bảo lĩnh phải là người cư trú ở địa phương đó.

+ Cá nhân bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người đủ 18 tuổi trở lên có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh.

Thủ tục bảo lĩnh

–  Về thủ tục bảo lĩnh:

+ Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.

+ Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức

+ Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

+ Ngoài ra, khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện trên thì người gia đình bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan điều tra để bảo lĩnh cho em trai của mình.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (13 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi